Áp lực của nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Đồng Tiến (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích theo mơ hình 5 áp lực cạnh tranh

4.1.1 Áp lực của nhà cung cấp

Số lượng và quy mô nhà cung cấp hiện nay của công ty rất lớn, tương lai sẽ ngày càng có nhiều nhà cung ứng nguyên vật liệu cho ngành dệt may hơn, từ đó cơng ty sẽ chủ động hơn trong sản suất. Tuy nhiên, do một số tính chất đặc thù của sản phẩm bắt buộc công ty cổ phần Đồng Tiến phải nhập khẩu từ nước ngồi vì nguồn ngun liệu trong nước khơng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên chi phí rất cao: 80% nguyên phụ liệu (Vải và phụ liệu may mặc) phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc,…

Ngồi ra, cơng ty cịn phải nhập khẩu gần như 100% hóa chất, chất hồn tất, phụ liệu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,…Chính vì vậy hầu như cơng ty cổ phần Đồng Tiến phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung cấp nước ngồi. Khi có biến động thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty như: nhà cung cấp tăng giá, biến động giá cả thế giới, bất ổn chính trị, tiến độ cung cấp trễ, chất lượng không tốt hoặc công ty nhập về dự trữ nhiều sẽ ứ động vốn đôi khi giá giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2020 vừa qua khi dịch Covid-19 lan rộng, đơn vị hoạt động hết sức khó khăn do số nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngồi bị gián đoạn. Do có tới hơn 80% nguyên liệu phải nhập khẩu từ Trung Quốc, số còn lại nhập từ các thị trường khác như Hàn Quốc, Ðài Loan, Tây Á,... đồng thời phân bổ trên tất cả các sản phẩm. Do đó, nếu khơng nhập được ngun liệu, sẽ khơng thể hồn thiện sản phẩm để giao cho khách hàng theo đúng hợp đồng gây ra khơng ít khó khăn về tiến độ bàn giao đơn hàng của công ty.

Các nhà cung cấp trong nước

- Đối với phụ liệu dệt may: Phần lớn công ty mua các loại phụ liệu may: nhãn mác dây kéo, giấy lót, keo dựng, móc áo, nhãn các loại, thùng giấy carton, dịch vụ,…được cung cấp từ rất nhiều nhà cung cấp lớn và nhỏ như:, công ty Zhejiang YGM, Công ty TNHH Nava Vina, công ty Mainetti Việt Nam, công ty YKK Việt Nam, công ty TNHH Every Dennison,… lợi thế từ các nhà cung cấp này là tương đối ổn định và tiến độ cung cấp nhanh và theo sát những nhu cầu của công ty, thời gian thanh tốn khơng gấp. Tuy nhiên các nhà

35

cung cấp này cũng chỉ ở quy mô nhỏ và số lượng cung cấp bị hạn chế có một số nguyên phụ liệu khơng có ngay, phải chờ thời gian họ đi mua lại ở nơi khác và nhập khẩu.

- Đối với vải, sợi, chỉ may: Khoảng 80% số lượng vải, phụ liệu may mặc công ty phải mua trong nước từ những công ty như: Công ty Luen Hing Textile, Công TNHH Shinih, Công ty Phong Phú, Công ty Nanu Sài Gịn, Cơng ty dệt Việt Phát,…đây là các nhà cung cấp phụ liệu dệt may tương đối lớn và ổn định và có mối quan hệ mật thiết với cơng ty, tuy nhiên chủng loại của các công ty này cịn hạn chế, thời gian thanh tốn rất ngắn.

Các nhà cung cấp nước ngoài

Khoảng 20% vải và gần như 100% hóa chất xử lý vải của cơng ty phải nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài từ Trung Quốc, Bờ Biển Ngà,…Các nhà cung cấp này tương đối lớn và ổn định, tuy nhiên phải đặt hàng trong thời gian dài, số lượng đặt hàng phải lớn và giá cả luôn biến động theo thị trường thế giới. Hơn nữa đa phần các công ty này chỉ chấp nhận hình thức thanh tốn bằng bảo lãnh ngân hàng (L/C). Vì vậy khó địi hỏi bồi thường hay trả hàng khi chất lượng không đảm bảo và đồng đều.

Hiện tại cơng ty đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới, gần công ty hơn để thay thế những nhà cung cấp cũ khơng đạt u cầu. Phân tích đánh giá lại tồn bộ hệ thống nhà cung cấp ký hợp đồng cung cấp dài hạn đối với các nhà cung cấp có năng lực ổn định để giảm bớt rủi ro và giảm chi phí sản xuất khi có biến động về giá cả và khan hiếm trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Đồng Tiến (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)