Đánh giá về những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Đồng Tiến (Trang 68 - 70)

4.3 .Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh

4.5. Đánh giá về những kết quả đạt được

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid kéo dài từ đầu năm 2020 cho tới hiện tại, cơng ty phải đối diện với khơng ít khó khăn, thách thức khi chuỗi cung ứng nguyên

liệu đầu vào từ các nước bị gián đoạn, nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm giảm,… Để khắc phục những khó khăn, thách thức này, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến kết quả kinh doanh ngành Dệt May, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của công ty trong thời gian tới.

Công ty cổ phần Đồng Tiến là công ty gia công thuần tuý chủ yếu dưới dạng CMT hay FOB nên hoàn toàn phụ thuộc vào đơn đặt hàng của các nhãn hàng, vì thế nên trong thời gian dịch bệnh vừa qua nhu cầu mua sắm thời trang theo mùa, hay đi du lịch hồn tồn thay đổi, thói quen mua sắm bị thay đổi sang hình thức trực tuyến. Đặc biệt là các đơn hàng vào thị trường Mỹ và EU bị cắt giảm và sức ép về giá mua tăng cao dẫn đến sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn để quản lý các chi phí đầu vào, chi phi quản lý, tối ưu hố nguồn nhân lực.

- Vấn đề 1: Nguồn cung nguyên vật liệu: đây là một bài tốn khó giải của doanh nghiệp

dệt may nói chung và Đồng Tiến nói riêng. Để hoạt động sản xuất được liên tục, các doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước thay vì nhập khẩu từ nước ngồi. Đối với các doanh nghiệp lớn có thể tự sản xuất nguyên vật liệu, từ đó tạo ra một chuỗi cung ứng khép kín. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Đồng Tiến có thể dựa vào liên kết ngành để tìm kiếm và hỗ trợ nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho nhau, đồng thời công ty cần thường xuyên đánh giá lại nhà cung cấp 6 tháng 1 lần và tìm thêm các nhà

57

cung cấp mới trong nước để chủ động hơn nguồn cung cấp vải và phụ liệu may trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cơng ty cần tận dụng mối liên kết ngành với doanh nghiệp đầu chuỗi cung cung Dệt may như cung cấp chỉ, cung cấp vải, phụ liệu….việc này không chỉ mở ra các cơ hội hợp tác đầu tư cho các doanh nghiệp mà còn giúp các doanh nghiệp tìm được nguồn cung nguyên liệu trong nước. Các doanh nghiệp có thể chia sẻ cho nhau kinh nghiệm, cơng nghệ, phương thức quản lý hay hỗ trợ pháp luật… từ đó tạo ra một hàng rào bảo vệ lẫn nhau trước các sức ép cạnh tranh của nước ngoài, dễ dàng vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế.

- Vấn đề 2: Nguồn nhân lực trong ngành dệt may: Ảnh hưởng của Covid-19 khiến

công ty phải cắt giảm lao động hoặc cắt giảm giờ làm. Điều này tạm thời sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực chi phí lao động. Song về lâu dài, việc này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng và đào tạo, khi hoạt động sản xuất dần quay trở lại với nhịp độ bình thường, thậm chí cao hơn bình thường để đáp ứng kịp thời các đơn hàng bị gián đoạn. Bên cạnh đó, cơng ty ln tự tạo nguồn cung đơn hàng trong nước bằng các đơn hàng may khẩu trang, may gia công cho Việt Tiến và một số doanh nghiệp trong nước. Khi dịch bệnh vẫn chưa hoàn toàn được đẩy lùi thì những nhu cầu về các sản phẩm phục vụ cho y tế, đồ mặc nhà hay đồ tập thể thao vẫn tăng cao. Do đó, cơng ty cũng đang linh hoạt chuyển đổi sản phẩm để tận dụng các cơ hội này.

- Vấn đề 3: Chuyển đổi số và hiện đại hố máy móc, thiết bị sản xuất

Ngành Dệt may là ngành cần rất nhiều nhân cơng và lượng máy móc lớn, Đồng Tiến đã hoạt động trên 30 năm trong ngành vì thế nên cơ sở hạ tầng và máy móc cho các chuyền may và công đoạn phụ trợ sử dụng trong sản xuất có số lượng trên 40% có tuổi thọ cao cần thay cải tiến và thay thế để nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời để theo kịp bước tiến của nền công nghiệp 4.0 công ty cần trang bị hệ thống máy móc tự động như máy cắt tự động, máy may lập trình, hệ thống giám sát và thống kê dữ liệu tự động để giảm dần nhân công, cập nhật liên tục cũng như tăng độ tin cậy của dữ liệu làm cơ sở cho các hoạt động lập kế hoạch, quản lý trong quy trình sản xuất.

58

- Vấn đề 4: Gia tăng chuỗi giá trị của công ty trong chuỗi cung ứng Dệt may: Đồng

Tiến là cơng ty gia cơng nên chỉ đơn thuần, hồn toàn nhận đơn hàng từ các nhãn hàng hoặc đơn vị trung gian vì vậy muốn phát triển lâu dài buộc các doanh nghiệp dệt may phải từng bước cải tiến sản xuất để có giá trị gia tăng cao hơn. Công ty đang tham gia chuỗi cung cứng với phương thức CMT (Cut-Make-Trim) và sử dụng chi phí sản xuất thấp là một lợi thế để cạnh tranh thì giá trị gia tăng mà các doanh nghiệp nhận được sẽ rất thấp và không bền vững nên chuyển đổi sang phương thức ODM (Original Design Manufacturing) hoặc OEM (Original Equipment Manufacturing) có giá trị gia tăng cao hơn. Để làm được điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính lớn, qui mơ lớn, đẩy mạnh tự động hóa, đầu tư vào cơng nghệ, nâng cao chuyên môn của người lao động, đảm bảo được nguồn cung nguyên vật liệu.

- Vấn đề 5: Trách nhiệm với môi trường và xã hội: Bên cạnh những đóng góp cho nền

kinh tế và giải quyết cơng việc làm cho người lao động thì Đồng Tiến cũng đang bị áp lực rất lớn về chính sách mơi trường như trung hồ carbon, Net zero (phát thải khí nhà kính từ nhãn hàng với các sản sản phẩm mà cơng ty tạo ra. Chính vì vậy Đồng Tiến cần có lộ trình và cam kết rõ ràng trong thời gian tới. Song song với đó là chính sách giữ chân, thu hút người lao động, cơng nhân viên có tay nghề gắn bó lâu dài với công ty.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Đồng Tiến (Trang 68 - 70)