GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Đồng Tiến (Trang 71)

5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

5.1.1 Định hướng và tiềm năng phát triển ngành dệt may Việt Nam

Theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong nửa đầu tháng 3, tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đạt 13,3 tỷ USD, tăng 30% (tương ứng tăng 3,07 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 2/2021. Đáng chú ý, xuất khẩu tăng mạnh ở nhóm hàng dệt may khi tăng 565 triệu USD, tương ứng tăng 79,6%.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, hầu hết các DN dệt may đã có đơn hàng đến hết tháng 6, một số DN có đơn hàng đến tháng 7, tháng 8 như May Sài Gịn 3, Saigon Garmex, Việt Tiến...Tiêu thụ chính vẫn là những thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật. Trong đó, thị trường Mỹ tăng khả quan, châu Âu tăng chưa xứng tiềm năng do DN Việt chưa khai thác tốt lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do ViệtNam-EU(EVFTA).

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ơng Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đồn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định, mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 bằng với năm 2019 (khoảng 39 tỷ USD) nhưng chúng ta vẫn có khả năng đạt cao hơn. Với tình hình tiêm vaccine và tiến tới miễn dịch toàn cầu hiện nay, trong 6 tháng cuối năm, thị trường cịn tiếp tục có những thơng tin lạc quan hơn. Các mặt hàng may mặc trong 6 tháng cuối năm có đặc điểm là hàng thu-đơng và sẽ có giá trị cao hơn. Do đó, mức độ tăng trưởng cả năm 2021 có thể đạt mức 10%, và dệt may Việt Nam có thể quay trở lại mức xuất khẩu của năm 2019, sớm hơn tối thiểu một năm so với tổng cầu của thị trường.

Vitas dự báo giá trị xuất khẩu năm 2021 có thể phục hồi về mức năm 2019, đạt 39 tỷ USD, tương đương với mức tăng trưởng 10,6% so với cùng kỳ, cao hơn so với các giai đoạn 2015-2019 là 9,9%. Vitas cũng đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu năm 2025 đạt 55 tỷ USD (tăng trưởng 5 năm là 9,4% trong giai đoạn 2020-2025). Việc định giá lại đối với ngành dệt may có thể xảy ra khi kế hoạch phát triển nguồn cung vải trong nước trở nên rõ ràng hơn, do điều này sẽ giúp ngành dệt may được hưởng lợi từ cơ chế thuế của EVFTA tuy nhiên, SSI Research đánh giá việc định giá lại này khó có thể xảy ra trong năm 2021. (Nguồn: Dệt may Việt Nam và những thách thức nội tại).

60

5.1.2 Mục tiêu của công ty đến năm 2025

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nặng nề, nhưng với sự nỗ lực lớn trong quản trị, điều hành và sự tập trung vào sản xuất kinh doanh của Công ty nên hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Đặc biệt, lao động tăngvà giữ được thu nhập bình quân. Tuy nhiên, năm 2020 các chỉ tiêu tăng trưởng chính đã giảm đáng kể so với cùng kỳ, đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận ảnh hưởng trọng số lớn nhất lại bị giảm mạnh so với cùng kỳ (giảm 59%) chỉ đạt 30 tỷ/72 tỷ đồng so với năm 2019. Điều này càng chứng tỏ sự ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh COVID-19 đến sản xuất kinh doanh của Cơng ty, trong đó Cơng ty phải tập trung giữ chân người lao động là chính, làm nguồn tài sản tích lũy để đảm bảo năng lực phát triển lâu dài. Ban lãnh đạo công ty đã đề ra một số nhiệm vụ cho giai

đoạn 2021-2025 như sau:

- Tập trung xây dựng và thực hiện các kế hoạch về gia công các mặt hàng may để phục vụ cho xuất khẩu và bán nội địa.

- Xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc do công ty tự mua nguyên phụ liệu sản xuất (hàng FOB), khai thác thị trường nước ngoài, nhận uỷ thác cho các đơn vị trong ngành về các mặt hàng xuất khẩu của công ty.

- Mở rộng thị trường nội địa thông qua mạng luới bán buôn và bán hàng may mặc, chủ yếu nghiên cứu thị trường tiêu thụ áo sơ mi.

- Không ngừng đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ, văn hóa, khoa học kỹ thuật, tư tưởng chính trị, nâng cao uy tín trách nhiệm ý thức tự giác của cán bộ công nhân viên trong bộ phận quản lý. Tổ chức thực hiện chính sách các nghiệp vụ kinh tế và cơng tác tính giá thành. Bên cạnh đó là phải ứng dụng các trình độ kỹ thuật cơng nghệ mới vào trong sản xuất để giúp cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơng ty được hồn thiện và phát triển tốt hơn.

- Quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, giải quyết công ăn việc làm cho công nhân lao động trong địa bàn của Tỉnh tạo nên sự ổn định về mặt xã hội.

- Thực hiện đầy đủ nghiêm chỉnh các qui định và nghĩa vụ đối với Nhà Nước và đối với xã hội.

- Hòa nhập với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường, kể từ đó cơng ty ra sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngồi nước một cách quyết liệt. Nhằm góp phần khẳng

61

định năng lực sản xuất kinh doanh của cơng ty mình và từng bước đưa nền kinh tế nước nhà hòa nhập vào nền kinh tế các nước ASEAN cũng như thế giới.

Sau khi nghiên cứu, phân tích các yếu tố trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty Đồng Tiến theo mơ hình SCOR, cũng như đưa ra một vài hạn chế cần được khắc phục. Mục tiêu của chương 4 là dựa trên cơ sở lý thuyết và thực trạng nêu trên, nhằm đề xuất các giải pháp góp phần giúp cho cơng ty cổ phần Đồng Tiến hoàn thiện hơn hoạt động quản trị chuỗi cung ứng để đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

- Chuyển đổi dần chuỗi cung ứng từ kéo sang kết hợp đẩy - kéo.

- Giảm thời gian xác nhận đơn đặt hàng với công ty thương mại và các nhà cung cấp trong vòng 5 ngày kể khi đơn đặt hàng được phát hành.

- Tăng khả năng đáp ứng những đơn hàng gấp và đột xuất lên trên 30%. - Giảm tỷ lệ đơn hàng không đạt yêu cầu về thời gian xuống thấp nhất.

- Giảm những trường hợp phát sinh khiếu nại về chất lượng dưới 10 trường hợp/năm.

5.1.3 Kết quả nghiên cứu

Trong Chương 4, tác giả đã trình bày đầy đủ phần phân tích thực trạng, ưu nhược điểm cũng như lợi thế hoạt động quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm cho công ty cổ phần Đồng Tiến dựa trên mơ hình lý thuyết SCOR. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích và đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng hiện tại của công ty cổ phần Đồng Tiến cùng với việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng của cơng ty. Dựa vào phân tích lý thuyết mơ hình SCOR ở Chương 2, tác giả đánh giá thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty Công ty cổ phần Đồng Tiến theo 5 yếu tố chính: lập kế hoạch, tìm nguồn cung cấp, sản xuất, phân phối và thu hồi.

Trong chuỗi cung ứng của Đồng Tiến, thì nhiệm vụ chính trong quy trình sản xuất và vận chuyển nhằm đảm bảo theo đúng kế hoạch sản xuất được đặt ra.

Sau khi đi sâu phân tích thực trạng từng yếu tố cho chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Đồng Tiến, tác giả nhận xét về ưu nhược điểm của từng yếu tố, để từ đó đưa ra các tồn đọng, hạn chế mà cơng ty cần phải khắc phục và hồn thiện trong tương lai.

62

5.2 Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng

Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng cho thị trường yêu cầu cao như Nhật, Mỹ và Châu Âu của công ty cổ phần Đồng Tiến, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện chuỗi cung ứng của cơng ty trong giai đoạn 2021-2025.

5.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch

Trong một tổ chức hay doanh nghiệp thì lập kế hoạch là yếu tố quan trọng đặt lên hàng đầu, đặc biệt là với công ty may gia công như Đồng Tiến. Đây là bước quan trọng để đảm bảo làm đúng, làm đủ và giao hàng đúng hẹn.

 Mục tiêu:

Với phương châm làm đúng ngay từ đầu, tránh phải sửa chữa và làm lại để tối ưu hoá nguồn nhân lực và nguyên liệu sử dụng cho sản xuất, chi phí lưu kho, tránh lãng phí, gây tăng giá thành của sản phẩm.

 Nội dung:

Hiện tại công tác dự báo nhu cầu sản phẩm chủ yếu do bộ phận kinh doanh và theo dõi đơn hàng phụ trách và xây dựng chủ yếu dựa vào sản lượng thực tế của năm trước, nên dữ liệu cịn mang tính chủ quan cao. Ngồi ra, Cơng ty cổ phần Đồng Tiến chỉ mới quan tâm đến việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng ngắn hạn và do hạn chế về trình độ của nhân lực nên kế hoạch trung và dài hạn vẫn chưa được chú trọng cũng như phía lãnh đạo của cơng ty Cơng ty cổ phần Đồng Tiến vẫn chưa chủ động theo đuổi chiến lược tồn kho đặc biệt là tồn kho an tồn tại nhà máy và từ phía nhà cung cấp ngun liệu. Chính vì vậy, cơng ty hồn tồn phụ thuộc vào hàng hóa, khả năng cung ứng của nhà cung cấp dẫn đến việc chậm trễ trong xác nhận đơn hàng và khơng có khả năng đáp ứng tốt những đơn hàng gấp, ngắn hạn(short leadtime) và đột xuất.

Suy thối kinh tế tồn cầu buộc các giám đốc tài chính phải ln đặt hàng tồn kho trên tầm theo dõi liên tục, và phịng tài chính của họ phải liên tục tìm kiếm những cách mới để cải thiện lợi nhuận và giảm vốn lưu động. Vì vậy các tổ chức chuỗi cung ứng nên thường xuyên xem xét lượng hàng tồn kho của mình và cố gắng giữ chúng ở mức tối ưu. Khơng có gì ngạc nhiên khi các cơng ty hàng đầu đặt sự chú ý ở mức cao nhất với hàng tồn kho. Chi phí “thực” để giữ hàng tồn kho thường cao hơn so với giả định chung là từ 20- 25%. Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây cho thấy chi phí giữ hàng tồn kho có thể chiếm

63

tới 60% chi phí của một mặt hàng được giữ tồn kho trong 12 tháng. Những phát hiện này bao gồm chi phí bảo hiểm, thuế, sự lỗi thời, và phí lưu kho.

Lập kế hoạch và dự báo kém là nguyên nhân trực tiếp gây ra hàng tồn kho, điều này mất cân đối so với nhu cầu doanh nghiệp. Theo đó, các cơng ty hàng đầu cũng đang đặt trọng tâm vào việc lập kế hoạch và dự báo nhu cầu như là một điều kiện bổ sung nhằm đảm bảo mức tồn kho tối ưu.

Trước thực trạng này, trong thời gian sắp tới kiến nghị công ty Công ty cổ phần Đồng Tiến cần đầu tư thêm vào công tác lập kế hoạch sản xuất trung và dài hạn để có thể chủ động theo đuổi chiến lược tồn kho và chuyển đổi thành cơng chuỗi cung ứng sản phẩm của mình từ kéo sang đẩy-kéo.

Mặt khác cần kịp thời thông tin, chia sẻ với công ty thương mại về kế hoạch đặt hàng của Công ty cổ phần Đồng Tiến từ sớm. Điều này sẽ góp phần làm giảm thời gian trong việc xác nhận đơn hàng với Công ty cổ phần Đồng Tiến và chủ động điều phối cho những đơn hàng gấp và đột xuất. Tuy nhiên, để có được mức tồn kho an tồn Cơng ty cổ phần Đồng Tiến cũng cần xem xét thêm giải pháp lắp đặt phần mềm xử lý dữ liệu, để đưa dự báo khách quan chính xác, nhanh hơn đồng thời cần chú trọng hơn về kế hoạch tổng hợp đảm bảo sự thống nhất trong mọi kế hoạch của các khâu liên quan.

Áp dụng công nghệ thông tin 4.0 vào quản lý chuỗi cung ứng, sản xuất như cải thiện các cơng cụ tính thu thập dự liệu, số lượng từ đơn hàng sản xuất từ hình thức ghi nhận giấy, thẻ cho đơn hàng, nguyên vật liệu thành hình thức scan mã vạch hoặc mã số hố 2D để dự liệu thơng tin nhanh chóng được cập nhật và chính xác, trực quan cho các bộ phận liên quan. Dịng chảy thơng tin nhanh chóng giúp bộ phận quản lý cấp cao có đầy đủ thơng tin đưa ra quyết định kịp thời cũng như bộ phân thực thi luôn đáp ứng kịp thời đúng hẹn các đơn hàng mà bên kế hoạch đưa xuống.

5.2.2 Hoàn thiện hoạt động tìm nguồn cung cấp

Như đã được phân tích ở trên, nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng và được cung cấp đúng hẹn, đúng số lượng là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, là điều kiện để hoàn thành các đơn hàng đúng hẹn, cam kết đã thoả thuận với khách hàng. Với nguyên tắc “Tốc độ là vua - Speed is King” thì vai trò của nhà cung cấp là đặc biệt quan trọng để cạnh trạnh với đối thủ trong nghành.

64  Mục tiêu:

Tăng sự đáp ứng của nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước, tăng thêm sự lựa chọn nguyên vật liêu đầu vào, rút ngắn khoảng cách vận chuyển, thời gian lưu kho, giảm chi phí và lãng phí liên quan.

 Nội dung:

Để có thể cải thiện được các vấn đề đang hiện hữu trong khâu này, Công ty cổ phần Đồng Tiến cần phải có sự chủ động hơn trong việc tham gia quá trình tìm nguồn cung cấp vải và phụ liệu may trong nước, nhằm mục đích giảm bớt sự phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu từ Trung Quốc cũng như nước ngồi nói chung và tăng cường khả năng đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng nguyên liệu đầu vào. Cụ thể công ty cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau.

- Kiểm tra, bố trí mạng lưới nhà cung cấp hợp lý hơn, hiện tại đang có một sự bất hợp lý về mặt phân bổ các nhà cung cấp giữa hai khu vực Bắc và Nam. Trong khi khu vực phía Nam có phần lớn các nhà máy gia cơng nhưng các nhà về dệt nhuộm, phụ liệu lại phân bổ hầu hết ở khu vực miền Bắc. Điều này, gây ra sự chậm trễ trong việc cung ứng nguyên phụ liệu cho nhà máy may, dẫn đến nguy cơ trễ hàng cao. Chính vì vậy, Cơng ty cổ phần Đồng Tiến và công ty thương mại cần cùng nhau rà sốt tồn bộ hệ thống mạng lưới cung cấp của mình, dựa theo tiêu chí đánh giá để loại bỏ bớt các nhà cung cấp làm việc không hiệu quả và sắp xếp lại mạng lưới sao cho phát huy tối đa hiệu quả lẫn hiệu suất của chuỗi cung ứng.

- Tìm thêm nhà cung cấp có khả năng cung ứng tích hợp: Hiện tại, có thể thấy đa phần công ty chỉ chú trong mở rộng số lượng nhà cung ứng theo từng công đoạn, mà chưa chú tâm đến việc giảm bớt số lượng và tập trung vào việc tìm kiếm các nhà máy có khả năng sản xuất tích hợp. Cụ thể, hiện tại đã có rất nhiều nhà máy với vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư xây dựng ở Việt Nam như Dệt Thiên Nam, Coats Phong Phú, Far Eastern, Gain Lucky,...với quy trình sản xuất ngun liệu vải khép kín từ khâu dệt sợi đến khâu Nhuộm in. Thiết nghĩ trong tương lai, Công ty cổ phần Đồng Tiến và cơng ty cần tích cực hơn nữa trong việc tuyển chọn những nhà cung cấp theo hướng này, nhằm giúp cắt giảm chi phí, thời gian tăng hiệu quả hoạt động của toàn chuỗi.

65

Mặt khác, tiêu chí đánh giá thường dựa vào: chất lượng sản phẩm, khả năng đáp ứng sản lượng cung ứng, thời gian giao hàng, giá cả, phương thức thanh tốn và thiện chí giải quyết những vấn đề phát sinh. Hiện tại, tiêu chí “thiện chí giải quyết những vấn đề phát sinh” đang chưa được đánh giá cao, cần được đưa lên cao hơn về bậc thứ tự ưu tiên. Ngồi ra, để góp phần giảm thiểu tình trạng này, Cơng ty cổ phần Đồng Tiến và công ty thương mại nên định kì đánh giá lại nhà cung cấp khoảng 6 tháng 1 lần để kiểm tra xem những tiêu chí này mức độ thực hiện như thế nào, nếu khơng thỏa mãn chỉ tiêu đề ra thì sẵn sàng cân

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Đồng Tiến (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)