Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Đồng Tiến (Trang 51 - 60)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích theo mơ hình 5 áp lực cạnh tranh

4.1.5 Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) vừa cơng bố, trong vịng 30 năm, kể từ năm 1990 đến năm 2019, số vốn đầu tư FDI được thu hút vào ngành dệt may đạt 19,285 tỷ USD. Trong đó, Hàn Quốc có lượng vốn đăng ký lên tới 4,798 tỷ USD cùng 464 dự án; Đài Loan (Trung Quốc) gần 3 tỷ USD, 132 dự án; Hong Kong 2,395 tỷ USD và 147 dự án; Trung Quốc 2,116 tỷ USD với 197 dự án và Vương quốc Anh có 70 dự án, vốn đầu tư đạt 1,607 tỷ USD. Đó là những quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào dệt may Việt Nam. (Nguồn: Văn Gia - Dệt may chịu áp lực lớn từ khối FDI - Báo Đồng Nai điện tử (baodongnai.com.vn)

Kỷ lục vốn FDI vào dệt may đã được ghi nhận trong năm 2015 với 189 dự án. Sở dĩ vốn FDI vào dệt may tăng mạnh từ năm 2015 là bởi các DN nước ngồi đã đón đầu cơ hội mang lại từ Hiệp định CPTPP và EVFTA. Tuy nhiên từ đầu năm 2020 tới nay, dự án FDI mới trong lĩnh vực dệt may, xơ sợi, dệt nhuộm khơng cịn tấp nập như thời gian trước. Có thể thấy vốn ngoại vào dệt may chỉ chững lại tạm thời trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu

40

tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên ngành dệt ngành vẫn là một ngành đầu tư hấp dẫn ở Việt Nam, vì vậy trong giai đoạn tới cơng ty cổ phần Đồng Tiến cần có những chính sách và chiến lược phù hợp để đối đầu với các công ty đã và đang chuẩn bị đầu tư vào thị trường dệt may tại Việt Nam.

4.2. Phân tích SWOT 4.2.1 Điểm mạnh

- Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường lớn và khó tính (Mỹ, Nhật Bản, EU…).

- Công ty cổ phần may Việt Tiến – đơn vị chủ quản nắm phần lớn cổ đông của công ty cổ phần Đồng Tiến được biết đến là một trong những doanh nghiệp có bề dày truyền thống và là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam.

- Cùng với bề dày kinh nghiệm và đã là thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn và chỗ đứng trên thị trường.

- Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất giảm bớt tác động đến mơi trường.

- Khả năng tài chính mạnh, ổn định.

Trong khi nhiều doanh nghiệp ngành may mặc đang gặp khó khăn bởi tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp thì cơng ty cổ phần Đồng Tiến có cơ cấu vốn khá an tồn và khả năng tự chủ tài chính tốt. Đặc biệt là sự hậu thuẫn phía sau từ cổ đơng lớn là công ty cổ phần may Việt Tiến, Công ty đã tự khắc phục tự chuyển đổi sang may gia công những mặt hàng như khẩu trang, đồ bảo hộ y tế để duy trì và vượt qua giai đoạn khó khăn trong thời gian dịch bệnh.

41

Bảng 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2017-2020)

Nguồn: Báo cáo tài chính (Đơn vị: Triệu Đồng). Qua bảng trên và các dữ liệu thực tế thu tập được ở các nhà máy sản xuất của cơng ty có thể thấy được các chỉ số tài chính ổn định và tăng qua các năm. Riêng chỉ năm 2020 thì do ảnh hưởng tác động của thị trường Mỹ, EU và dịch Covid kéo dài nên doanh thu và lợi nhuận sau thuế đã giảm so với các năm trước đó.

- Tất cả các nhà máy sản xuất của công ty đều được đầu tư công nghệ hiện đại tiên tiến, nhập khẩu máy móc từ các nước như Đức, Ý, Trung Quốc để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Đồng Tiến là một trong những công ty sản xuất tiên phong tại Việt Nam áp dụng công nghệ năng lượng sạch tiến tới mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2025. Công ty đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà xưởng để ưu tiên sử dụng năng lượng sạch, đồng thời công ty cũng hợp tác với một công ty Đức chế tạo ra máy thu hồi nhiệt di động, Thiết bị bao gồm hệ thống thu hồi nhiệt Eco-air tương thích với hầu hết các loại máy sấy và cơng nghệ ln chuyển khơng khí Split-flow có khả năng tự điều hướng khơng khí nóng đến đúng vị trí cần thiết trong hệ thống.

- Chất lượng sản phẩm đáp ứng đủ yêu cầu, chính sách giá cả hợp lý, có tình cạnh tranh cao. Sản phẩm của công ty cổ phần Đồng Tiến luôn đa dạng và có chất lượng tốt, đáp dứng được như cầu của nhiều thị trường khó tính. Bên cạnh đó nhờ đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành dệt may, sản phẩm của cơng ty cổ phần Đồng Tiến có giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Năm 2017 2018 2019 2020 F1 690,219 880,639 938,711 976,986 F2 158,014 192,041 214,353 217,276 F3 1,471,058 1,779,685 1,905,183 1,668,667 F4 173,081 200,627 215,645 176,506 F5 1,701,124 2,032,613 2,178,239 1,860,535 F6 60,950 65,691 72,739 30,162 Chỉ tiêu

42

- Đội ngũ lao động có tay nghề được đào tạo chun mơn bài bản.

Ngay từ khâu tuyển dụng lao động đầu vào công ty cổ phần Đồng Tiến đã tiến hành đánh giá và phân loại lao động ngay từ đầu để thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển. Các cơng nhân được trả lương theo bậc, trình độ lành nghề càng cao thì thù lao của họ nhận được càng lớn (theo thứ tự cấp bậc từ 1 đến bậc 7) và hằng năm công ty tổ chức 3 đợt thi nâng hệ số bậc cho công nhân. Bằng cách này môi trường làm việc của cơng ty ln có tính cạnh tranh cao, từ đó gia tăng năng suất và hiệu quả lao động.

4.2.2 Điểm yếu

- Hệ thống chuỗi cung ứng chưa hoàn chỉnh, nguồn nguyên liệu chủ yếu dựa vào nhập khẩu:

Trong nhiều năm qua các công ty dệt may Việt Nam chủ yếu phụ thuộc hầu hết các nguyên vật liệu từ nước ngoài, thị trường trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu sản xuất của cơng ty. Việc khơng có lợi thế cạnh tranh tự nhiên và cũng không chú trọng đầu tư trong việc sản xuất sợi dẫn tới nguồn nguyên vật liệu vải, sợi, chỉ may không thể đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu thô cho công ty cổ phần Đồng Tiến. Bên cạnh đó ngành cơng nghiệp bổ trợ dệt may cịn yếu kém, các loại khuy cúc và khóa kéo, nguyên phụ liệu công ty cổ phần Đồng Tiến phải nhập khẩu với số lượng lớn và chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc.

- Đội ngũ quản lý cấp cơ sở cịn yếu, tay nghề của cơng nhân chưa đồng bộ, năng xuất lao động thấp.

Thứ nhất, đội ngũ quản lý là những lao động cũ và chưa có sự đồng nhất với nhau trong việc thực thi chiến lược phát triển của công ty. Thứ hai, mặc dù đã được phân loại và đào tạo ngày từ những ngày đầu tuyển dụng tuy trình độ tay nghề của công nhân chưa đồng bộ nguyên nhân là do tỷ lệ nghỉ việc của công nhân luôn ở mức cao và không ổn định ở các chuyền. Trong những năm tới cơng ty đã và đang có nhiều biện pháp nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp, nâng cao đời sống cho công nhân viên nhằm giảm tỷ lệ nghỉ việc.

Bên cạnh đó tuy giá lao động rẻ nhưng chất lượng lao động không cao, đặc biệt lao động có trình độ chun mơn thấp chiếm 60% nên nâng suất lao động thấp, so với các nước trong khu vực thì năng suất lao động của ngành dệt may nước ta chỉ bằng 2/3. Lương thấp gây ra tình trạng di chuyển lao động trong cùng ngành hoặc ra khỏi ngành làm cho việc đào

43

tạo chun mơn gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra cơng ty có khả năng xuất khẩu hàng may mặc và gia công là chủ yếu chứ không thực hiện xuất khẩu trực tiếp.

- Hoạt động marketing chưa thực sự được chú trọng:

Vai trò của marketing ngành càng được khẳng định khi làm nên danh tiếng của công ty. Giá bán của sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

Tuy nhiên là một doanh nghiệp sản xuất FOB nên ban đầu trước khi thành lập công ty cổ phần Đồng Tiến ít chú trọng nên cơng tác marketing, hầu hết là do các bộ phận kế hoạch và theo dõi đơn hàng làm việc với những khách hàng truyền thống đã có. Cơng ty vẫn chưa có đội ngũ marketing chuyên nghiệp mà đa phần vẫn là cán bộ kiêm nhiệm, hình ảnh của cơng ty chưa thực sự gây ấn tượng đối với khách hàng nếu công ty muốn phát triển thương hiệu riêng và mảng bán lẻ thì đây sẽ là một hạn chế hết sức lớn

4.2.3 Cơ hội

Kinh tế Việt Nam phát triển ổn định: Tính chung cả thời kỳ chiến lược 2011 - 2020,

tăng trưởng GDP đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 343 tỷ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, với GDP chỉ 14 tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 250 USD trong những năm đầu đổi mới, Việt Nam đã thốt khỏi tình trạng đói nghèo, chuyển sang thực hiện và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2020, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia của Liên hợp quốc (so với 11 nước năm 1954); có quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư với trên 224 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; Đến năm 2020, Việt Nam đã ký 15 Hiệp định FTA (năm 2020 Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu quả EVFTA; tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và ký FTA Việt Nam - Anh), đang đàm phán hai FTA; có 16 đối tác chiến lược, 11 đối tác chiến lược toàn diện; tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực; có 71 nước đã cơng nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường…

Việt Nam cũng được xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018; năng lực cạnh tranh của Việt Nam được Diễn đàn Kinh

44

tế thế giới xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018 ( Nguồn: Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương)

Nguồn lao động trẻ, dồi dào, chi phí lao động thấp: Hiện nay, lợi thế lớn nhất của

Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, Việt Nam có khoảng lực lượng lao động đang chiếm gần 60% dân số của cả nước.

Đồng thời, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD), tăng 346 USD so với năm 2017. Tính theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017, bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,75%/năm, cao hơn mức tăng 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015.

Giá công nhân của ngành may mặc của Việt Nam rẻ nhất so với các nước trong khu vực và thế giới. Tiền lương công nhân trong ngành hiện nay chỉ cao gấp 2 lần tiền lương tối thiểu (khoảng 1,500,000VND). Giá nhân công rẻ là một trong những yếu tố quyết định đến giá bán của sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm may mặc.

Tiềm năng thị trường lớn và tăng trưởng mạnh:

Ngành may mặc Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, số lượng các công ty liên tục tăng qua các năm và quy mô của công ty ngành càng lớn cả về mọi nguồn lực. Giá trị xuất khẩu 260 triệu USD/tháng và tăng ở các thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật.

An ninh chính trị ổn định:

An ninh - chính trị ổn định, liên tục cải cách mơi trường đầu tư, kinh doanh chính là một lợi thế rất lớn của Việt Nam trong thu hút FDI thời gian qua.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sau 30 năm thu hút FDI, Việt Nam giành được những thành tựu khơng nhỏ, với lũy kế tính đến ngày 20/5/2018, cả nước có 25.691 dự án cịn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 323 tỷ USD. Trong khi đó, vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 179,12 tỷ USD, bằng 55,5% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Kết quả này, theo nhiều chun gia kinh tế, đã khiến khơng ít quốc gia “ghen tỵ.

45

Các chính sách thu hút đầu tư, các hiệp định EVFTA, CPTPP được ký kết: Trong

những năm qua, chính sách tài chính có vai trị hết sức quan trọng trong việc động viên, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng.

Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI luôn đặt trong mối quan hệ với định hướng và tổng thể chính sách FDI. Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài chính thường tập trung vào chính sách thuế như: Thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu.

Ngồi ra, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ về đất đai đối với DN như: Giảm 50% tiền thuê đất trong giai đoạn 2011-2014; Điều chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất chung từ 1,5% (quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP) xuống còn 1% (quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) và UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ trong khung từ 0,5-3% theo từng khu vực, tuyến đường tương ứng với từng mục đích sử dụng đất để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương; Áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất trong việc xác định giá đất để tính thu tiền th đất.

Bên cạnh đó 2 hiệp định CPTPP (2019) và EVFTA (2020) chính thức có hiệu lực giúp mở cửa đầu tư và giảm rủi ro đầu tư thông qua các cam kết về bảo hộ đầu tư; tự do hóa dịch vụ và tận dụng quy định về nguồn gốc xuất xứ trong thương mại. Công ty cổ phần Đồng Tiến cũng là một trong số nhiều doanh nghiệp trong nước được tạo điều kiện thuận lợi khi mở rộng đầu tư và hưởng lợi các chính sách xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.

4.2.4 Thách thức

- Quy chuẩn về chất lượng và môi trường ngày càng khắt khe: Dệt may là một trong những ngày gây tác động rất lớn đến môi trường. Thị trường Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu là một trong những thị trường đặc biệt khắt khe, địi hỏi cao về chất lượng. Họ ln ưu tiên các sản phẩm có xuất xứ “xanh”. Đây là một trong những điều công ty cổ phần Đồng Tiến đặc biệt quan tâm trong xây dựng chiến lược phát triển cho công ty trong thời gian sắp tới. - Áp lực từ khách hàng trong việc giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm: Các nhãn hàng luôn luôn gây áp lực và các điều kiện về chất lượng sản phẩm, giá cả và dịch vụ đi kèm thơng qua các quyết định mua hàng. Chính vì vậy để đáp ứng được u cầu chất lượng đã thoả thuận với khách hàng, công ty cổ phần Đồng Tiến phải nghiêm ngặt về chất lượng

46

sản phẩm, tinh gọn quy trình, bộ máy quản lý, phí vận chuyển, lưu kho để tối ưu hoá lợi nhuận.

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ cùng ngành: Hiện tại ở Việt nam có hơn 10,000 doanh nghiệp Dệt may trong nước và ngoài nước bao gồm cả những doanh nghiệp có nhãn hàng riêng và doanh nghiệp chỉ hoạt động dưới hình thức hình thức FOB, CMT gia cơng theo mẫu có sẵn như cơng ty Đồng Tiến. Chính vì dễ dàng thực hiện, tốn nhiều chi phí nhưng giá trị mang lại không cao, chỉ khoảng 15% giá trị sản phẩm nhưng lại có sự cạnh tranh rất khốc liệt trong các doanh nghiệp cùng ngành do yếu tố bí quyết sản phẩm, dễ

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Đồng Tiến (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)