CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC
1.2 Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:
1.2.3.1 Phân tích lợi thế cạnh tranh bền vững:
Phân tích nguồn lực: phân tích các dự trữ về nguồn lực, khả năng và các tài sản sẵn có
của đơn vị kinh doanh hay của cơng ty. Phân tích xem xét đến các nguồn lực tài chính (ngân quỹ, vốn, năng lực vay nợ); Các tài sản vật chất (đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng – cả về chất lượng và số lượng); nguồn nhân lực (kỹ năng và lòng trung thành của lao động quản lý); Các tài sản vơ hình (danh tiếng nhãn hiệu, danh tiếng tài chính, danh tiếng chiến lược, các giá trị và văn hóa cơng ty); các tài sản cơng nghệ (bản quyền, bằng sáng chế); các hợp đồng dài hạn (các nguồn cung cấp hay tiêu thụ bảo đảm)
Phân tích chuỗi giá trị: lợi ích lớn nhất phân tích chuỗi giá trị là nó cho phép phân rã để
phân tích cách thức doanh nghiệp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ. Nói cách khác, nó giúp nhận diện một cách cụ thể giá trị sinh ra từ đâu và bản chất của cạnh tranh. Có thể sử dụng bốn bước để phân tích chuỗi giá trị: (1) Nhận diện các yếu tố liên quan của chuỗi giá trị bằng việc sử dụng sơ đồ chuỗi hàng hóa bên trong. (2) Mơ tả những gì mà doanh nghiệp thực thi tại mỗi hoạt động. (3) Nhận diện cách thức gia tăng giá trị của mỗi hoạt động và sự ảnh hưởng đến chi phí hay sự khác biệt. (4) Định chuẩn với cách thức thực hiện tốt nhất của đối thủ đối với hoạt động này.
Phân tích tính bền vững của các tài sản chiến lược: Khi đã xác định được các nguồn
tạo lợi thế cạnh tranh, việc tiếp theo là xác định tầm quan trọng chiến lược thật sự của nó. Phân tích tính bền vững trả lời các câ hỏi: lợi thế của doanh nghiệp có bị các đối thủ làm xói mịn khơng (bắt chước hay thay thế)? Có bị chiếm đoạt hay khơng (bởi các bên hữu quan hay sự lãng phí nội bộ)? Lợi thế cạnh tranh bền vững là kết quả của các nguồn lực và khả năng độc đáo, sử dụngvào các hoạt động sáng tạo giá trị theo những cách thức mà dối thủ không thể bắt chước hay tước đoạt.