Đặc điểm thị trường thuốc lá Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của nhà máy thuốc lá 27 7 đến năm 2015 (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH

2.2 Phân tích các cơ sở xây dựng chiến lược của nhà máy thuốc lá 27/7:

2.2.2 Đặc điểm thị trường thuốc lá Việt Nam

Thị trường: thị trường thuốc lá Việt Nam hiện nay được phân thành 3 vùng: (1)

thị trường Miền Bắc bao gồm các tỉnh từ Nghệ An trở ra. Đối với thị trường này, tâm lý tiêu dùng tương đối ổn định, người tiêu dùng ít thay đổi khẩu vị. Ở phân đoạn thị trường này sản phẩm của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đang chiếm ưu thế. Sản phẩm cao cấp tiêu thụ chủ yếu là Vinataba. Thuốc lá nhập lậu ít, thị trường thuốc lá Menthol đang có chiều hướng gia tăng.

(2) Thị trường Miền Trung bao gồm các tỉnh Trung bộ và các tỉnh Cao nguyên. Đây là thị trưởng chủ yếu của nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội, Nhà máy thuốc lá Sài Gòn. Sản phẩm cao cấp là White Horse (BAT) do Nhà máy thuốc lá Khánh Hòa sản xuất. Nhà máy thuốc lá 27/7 cũng chiếm một thị phần tương đối vững chắc tại một số tỉnh thuộc thị trường này. Thuốc lá nhập lậu tiêu thụ trên thị trường này nhiều chủ yếu là Zet và Hero.

(3) Thị trường Miền Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền đông, miền tây Nam bộ. Đây là thị trường có tâm lý tiêu dùng dễ thay đổi nhất và lượng thuốc lá nhập lậu tiêu thụ nhiều nhất. Thị trường Miền Nam, mà đặc biệt là tại thị trường miền tây Nam bộ, là nơi tiêu thụ sản phẩm của hầu hết các nhà máy, từ các tổng công ty đến các nhà máy thuốc lá địa phương; là thị trường tập trung rất nhiều chủng loại sản phẩm và là nơi cạnh tranh diễn ra khá gay gắt. Thuốc lá cao cấp sản xuất trong nước tiêu thụ trên thị trường này chủ yếu là thương hiệu Caraven “A” (BAT) do Nhà máy thuốc lá Bến

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 2005 2006 2007 2008 2009

Sản lượng (triệu bao) 4.497 4.075 4.577 4.351 4.893

Nộp ngân sách (tỷ đồng) 6.017 6.085 6.338 7.529 9.633

Hình 2.5 Tìnhhình sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu 2005 - 2009

Thành sản xuất; thương hiệu 555 SE (BAT) do nhà máy thuốc lá Sài gòn sản xuất và thương hiệu Malboro (Philip Moris) do Công ty liên doanh Vinasa Cần Thơ sản xuất.

Tại mỗi vùng miền trên, thị trường cịn được phân đoạn thành thị trường đơ thị và thị trường nơng thơn. Trong đó phân đoạn thị trường đơ thị chiếm khoảng 30% thị phần và tiêu thụ chủ yếu là thuốc lá cao cấp và trung cấp, bao cứng. Thị trường nông thôn chiếm khoảng 70% thị phần, tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm thuốc lá đầu lọc giá thấp, đầu lọc bao mềm và không đầu lọc.

Xu hướng tiêu dùng: kể từ năm 1999 trở đi xu hướng tiêu dùng của xã hội

chuyển đổi nhanh từ việc tiêu dùng thuốc lá không đầu lọc sang thuốc lá có đầu lọc cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thuốc lá đầu lọc là 16,44% trong khi đó tốc độ giảm bình qn của thuốc lá khơng đầu lọc là 10,5%.

Hình 2.6 Cơ cấu sản phẩm thuốc lá điếu Việt Nam (triệu bao)

– Nguồn : Hiệp hội thuốc lá Việt Nam

Nhìn vào bảng cơ cấu sản lượng sản phẩm của thị trường (hình 2.6) có thể thấy sản phẩm đầu lọc tăng rất nhanh, từ 1.794 triệu bao năm 1999 trở thành 3.786 triệu bao năm 2003, tăng 2,11 lần. Trong khi đó sản lượng thuốc lá khơng đầu lọc giảm nhanh từ 346 triệu bao năm 1999 giảm xuống còn 108 triệu bao, giảm gần 70%. Bên cạnh đó sản lượng sản phẩm nhãn quốc tế cũng tăng nhưng còn ở mức thấp có thể do giá bán cao hoặc do sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm quốc tế nhập ngoại.

Về khẩu vị (gout): khẩu vị thuốc lá điếu biểu hiện sự ưa thích của người tiêu dùng ở những vùng miền, có điều kiện kinh tế, khí hậu, tập quán sinh hoạt khác nhau.

1999 2000 2001 2002 2003 1.794 2.411 2.958 3.264 3.786 346 225 205 162 108

Khẩu vị của thị trường thuốc lá Việt Nam rất đa dạng và phong phú, bao gồm gu (gout) Anh, sản xuất từ thuốc lá Virginia vàng sấy, còn gọi là gu Virginia; gu Mỹ, sản xuất từ thuốc lá Virginia, lá Burley và lá Oriental; gu địa phương, sản xuất từ thuốc lá Virginia vàng sấy và nâu địa phương. Hiện nay trên thị trường gu địa phương là phổ biến nhất, chiếm khoảng 77,3% thị phần, gu Anh chiếm khoảng 17,4% còn lại 5,4% thị phần thị trường của gu Mỹ. Tuy nhiên gần đây, giới trẻ đang có xu hướng chuyển sang sử dụng gu Mỹ. Gu methol cũng đang có chiều hướng gia tăng, chiếm khoảng 3,79%; xu hướng sử dụng thuốc lá Light đang được hình thành. Dự kiến, xu hướng tăng trưởng kinh tế xã hội ngày một cao thì sản phẩm thuốc lá phổ thông giảm, sẽ tác động đến gu địa phương cũng giảm.

 Về quy cách chủng loại: loại phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam là loại King- size (chiều dài điếu thuốc 83-88mm), bao 20 điếu. Một số loại bao cứng 10 điếu, bao mềm 6 điếu đang được phát triển để thăm dò thị trường. Bao dẹt chỉ phát triển ở một số loại sản phẩm (Dunhill) và chưa trở thành thông dụng. Riêng loại 100’s (100mm) chỉ có thương hiệu Hello của Nhà máy Thuốc lá 27/7 sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của nhà máy thuốc lá 27 7 đến năm 2015 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)