CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
2.2 Phân tích các cơ sở xây dựng chiến lược của nhà máy thuốc lá 27/7:
2.2.5.4 Mơi trường chính trị luật pháp:
Ngành sản xuất thuốc lá điếu Việt nam nói riêng và thế giới nói chung ngày càng chịu sức ép nặng nề của luật pháp. Dấu hiệu đầu tiên của cam kết kiểm soát thuốc lá ở Việt Nam là việc cấm hút thuốc ở một số nơi công cộng theo “Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân” năm 1989. Vào tháng 5/1989, Bộ Y tế thành lập Ban chỉ đạo về phòng chống tác hại thuốc lá Việt Nam viết tắt tiếng anh là VINACOSH.
Năm 1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành lệnh cấm nhập khẩu thuốc lá. Việc cấm nhập khẩu duy trì cho đến khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới vào tháng 1/2007.
Năm 1992 lệnh cấm quảng cáo thuốc lá của Việt Nam có hiệu lực. Năm 1997, lệnh cấm mở rộng ra cả việc tài trợ các sự kiện văn hóa thể thao. Lệnh cấm bao gồm cả quảng cáo trực tiếp và gián tiếp; tài trợ bị cấm chỉ khi có liên kết với quảng cáo.
Ngày 14/8/2000 Chính phủ ban hành nghị quyết 12/2000/NQ-CP về chính sách quốc gia phòng và chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000-2010. Ngày 17/04/2001, Chính phủ đã ra quyết định thành lập Ủy ban quốc gia thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá. Ủy ban này xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 12/CP với hai giai đoạn:
* Giai đoạn 2000 – 2005:
+ Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ở Việt Nam từ 50% xuống 35% + Giảm tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá ở Việt Nam từ 3,4% xuống dưới 3% * Giai đoạn 2005 – 2010:
+ Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ở Việt Nam xuống còn 20% + Giảm tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá ở Việt Nam xuống dưới 2%
Các chương trình hành động nhằm thực hiện mục tiêu: Tiếp tục duy trì việc cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức; Cấm việc tài trợ các hoạt động văn hóa, thể thao; Thực hiện quy chế ghi nhãn, ghi các chỉ tiêu chủ yếu của khói thuốc và những khuyến cáo về sức khỏe có tính gây ấn tượng lên vỏ bao thuốc lá, kết hợp với các biện pháp giáo dục, tuyên truyền trong công chúng.
Nhằm quản lý tốt hơn ngành thuốc lá, ngày 22/10/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2001/NĐ-CP về hoạt động sản xuất & kinh doanh thuốc lá. Trong đó quy định về trồng, chế biến và kinh doanh nguyên liệu thuốc lá; Sản xuất sản phẩm thuốc lá và phụ liệu thuốc lá; Kinh doanh các sản phẩm thuốc lá; Quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh thuốc lá;
Năm 2002, các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá đã phải xin phép hạn ngạch nhập khẩu nguyên liệu lá thuốc và thuốc sợi nên có phần khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là khi tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Năm 2004, ngành thuốc lá ngoài nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) còn phải nộp thêm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra theo Nghị định 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 về “quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế GTGT” và Thông tư 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài
chính. Cũng trong năm 2004, Chính phủ phê chuẩn Cơng ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC).
Từ 01/01/2006, theo luật “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TTĐB và luật thuế GTGT” số 57/2005/QH11 của Quốc hội khóa IX, thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá điếu đã thay đổi, áp dụng chung một mức thuế suất TTĐB cho thuốc lá điếu sản xuất trong nước, không phân biệt nhãn hiệu nhượng quyền của nước ngoài hay nội địa, với lộ trình: năm 2006 – 2007: 55%; từ năm 2008 sẽ là 65%. Và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt chắn chắn sẽ không dừng lại ở mức 65% (khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới là từ mức 66% đến 80% giá bán lẻ)
Năm 2007, Chính phủ phê duyệt“Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020”ttrong đó quy định lộ trình giảm tar (<10mg/điếu- 2015) và nicotine (<1mg/điếu- 2015). Đồng thời, Chính phủ tiếp tục ban hành nghị định 119/2007/NĐ-CP nhằm tăng cường kiểm soát ngành thuốc lá bao. Quy định việc ghi nhãn trên bao bì sản phẩm thuốc lá, theo đó phải in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ bằng chữ đen trên nền trắng, chiếm 30% diện tích vỏ bao thuốc lá với một trong các nội dung: "hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi"; "hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính". Việc in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá thực hiện có lộ trình theo Cơng ước khung về kiểm soát thuốc lá. Nếu như nghị định 76/2001/NĐ-CP không cho phép đầu tư mới, thành lập mới các liên doanh nước ngoài trong lĩnh vực thuốc lá thì nghị định 119/2007/NĐ-CP quy định cụ thể: đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt; không đầu tư xây mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước vượt quá tổng năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá được Bộ Công nghiệp xác định tại thời điểm ban hành Nghị quyết 12/2000/NQ-CP.
Nhìn chung, ngành thuốc lá hiện nay đang phải đương đầu với sức ép ngày càng tăng từ môi trường luật pháp, chính trị, xã hội, dư luận về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người. Một loạt các biện pháp từ Chính phủ nhằm hạn chế tiêu dùng được áp dụng như: cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng, ghi khuyến cáo về tác hại của hút thuốc đối với sức khỏe trên vỏ bao, hạn chế về nồng độ nicotin và tar trong khói thuốc, tăng thuế đối với thuốc lá, hạn chế hút thuốc nơi công cộng, khơng
cho phép tham gia các chương trình tài trợ các hoạt động văn hóa, thể thao… Đây cũng là những nguy cơ đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh của ngành thuốc lá nói chung.
2.2.5.5 Mơi trường tồn cầu:
Do gặp nhiều khó khăn tại các nước phát triển, vốn càng ngày càng siết chặt các biện pháp hạn chế việc hút thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, các nhà sản xuất thuốc lá đang tìm cách chuyển thị trường sang các nước đang phát triển ở Châu Á. Theo cơ quan nghiên cứu Euromonitor, thì có đến 6 triệu người Châu Á mới gia nhập đội ngũ những người nghiện thuốc lá vào năm 2009, và từ nay cho đến năm 2014, sẽ có thêm 30 triệu người. Con số này là thị trường mục tiêu lý tưởng đối với các tập đoàn sản xuất thuốc lá lớn trên thế giới.
Châu Á hiện chiếm đến 60% tổng số người hút thuốc lá của toàn thế giới, trong khi tỉ lệ này ở Tây Âu là 10%, Đơng Âu 10%, cịn Hoa Kỳ chỉ có 4,5%. Vì vậy mà 60% lượng thuốc lá bán ra trên thế giới được tiêu thụ tại châu Á (nếu tính giá trị thì chỉ 38% do giá ở Châu Á rẻ hơn). Tuy vậy thị trường châu Á không đồng nhất mà rất khác biệt, thậm chí trái ngược giữa các quốc gia. Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất với 350 triệu người hút thuốc, chỉ trong 5 năm qua đã tiêu thụ đến 400 tỉ điếu thuốc. Thị trường nội địa nước này nằm trong sự kiểm soát của nhà nước, vốn là cổ đông của China National Tobacco Company. Tập đoàn Thuốc lá Trung Quốc năm 2009 đã giúp thu vào được 76 tỉ đô la thuế và lợi nhuận; trong đó thuế đánh vào thuốc lá chiếm đến 61 tỉ đô la, một nguồn lợi to lớn cho ngân sách nhà nước. Cũng vì vậy mà các biện pháp hạn chế thuốc lá chỉ được áp dụng rất chậm chạp.
Ngược lại ở Nhật Bản, thị trường thuốc lá đứng thứ nhì châu Á, vấn đề sức khỏe cộng đồng được đặt lên trên. Chính phủ dự định tăng thuế vào tháng 10/2010, khiến giá một gói thuốc lá sẽ tăng gần 30%. Cơng ty Japan Tobacco có vốn nhà nước 50% sẽ phải quay sang thị trường quốc tế, trong đó có thị trường châu Á lâu nay chưa được quan tâm.
Hai tập đoàn sản xuất thuốc lá hoạt động tích cực tại Châu Á là Philip Morris International (PMI), chủ sở hữu nhãn hiệu Marlboro và British American Tobacco (BAT), sản xuất hiệu Lucky Strike, Dunhill. Philip Morris bán khá chạy ở Indonesia và Hàn Quốc, hiện đã ký hợp đồng hợp tác với công ty thuốc lá lớn nhất của Philippines, còn BAT vừa mua lại một hãng của Indonesia.
Đối với Việt Nam, sau khi hội nhập trở lại với khu vực và thế giới, một số tập đoàn thuốc lá đa quốc gia đã bắt đầu trở lại Việt Nam. Kể từ sau khi gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam tiếp tục thực hiện việc hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế bằng việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7/11/2006. Và do đó hiện nay, Ngành thuốc lá Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế cụ thể sau:
Cam kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - CEFT/AFTA: Các mặt hàng thuốc lá đều được cam kết để trong Danh mục loại trừ hồn tồn (GEL): khơng tham gia cắt giảm thuế về mức 0-5% để tham gia tự do mậu dịch ASEAN.
Cam kết với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng (ACFTA: ASEAN + Trung Quốc; AKFTA: ASEAN + Hàn Quốc): các mặt hàng thuốc lá đều được đưa vào danh mục Nhạy cảm cao (HSL), có lộ trình giảm thuế chậm và mức thuế cuối cùng cao.
Năm 2006, một nội dung đàm phán quan trọng của CEPT/AFTA là rà soát GEL. Ban Thư ký ASEAN đề nghị các nước rà soát lại triệt để các mặt hàng trong GEL, trong đó có thuốc lá. Hiệp hội thuốc lá đã kiến nghị lên các Bộ ngành liên quan về việc tiếp tục duy trì thuốc lá trong GEL và cử người tham gia để hỗ trợ đoàn đàm phán. Sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tháng 05/2006, thuốc lá vẫn giữ được trong danh mục GEL. Trên cơ sở giữ được ngành hàng thuốc lá trong GEL đã tạo thuận lợi cho đàm phán khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng. Hiện nay, Việt Nam là một thành viên của ASEAN trong các đàm phán xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN + Ấn Độ, ASEAN+ Úc và New Zealand, ASEAN + Nhật Bản… Thuốc lá điếu, nguyên liệu thuốc lá vẫn tiếp tục được kiến nghị giữ trong danh mục Nhạy cảm Cao (HSL) với lộ trình giảm thuế dài.
Cam kết WTO: trong lĩnh vực thương mại, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường thuốc lá điếu nhập khẩu; nguyên liệu thuốc lá sẽ áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan. Các mặt hàng thuốc lá tiếp tục thực hiện cắt giảm thuế hằng năm theo cam kết với WTO với mức thuế cuối cùng của xì gà là 100% vào 2012 và của thuốc điếu là 130% vào 2010. Trong lĩnh vực đầu tư, cam kết loại bỏ ngay các biện pháp hạn chế đầu tư có liên quan đến thương mại.
Việc hội nhập với thị trường thế giới đòi hỏi các nước phải mở cửa thị trường như là một trong những điều kiện tiên quyết. Việc mở cửa thị trường thường khiến các công
ty thuốc lá quốc gia với năng lực hạn chế trở nên yếu thế trong việc cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong phân khúc thuốc lá cao cấp. Ngược lại, các công ty thuốc lá đa quốc gia với cơng nghệ tiên tiến, tiềm lực tài chính dồi dào, thị trường thế giới rộng lớn sẽ trở thành lực lượng khuynh đảo thị trường thuốc lá các nước. Những nước đã mở cửa thị trường như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và các nước Đông Âu đều trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Những nước có sức mạnh nội lực thực sự như Nhật, Hàn Quốc và đều giữ vững được thị trường của mình. Thái Lan sau vài năm mở cửa cho thuốc lá ngoại, Tổng Công Ty Độc quyền Thuốc lá Thái Lan (TTM) mất gần 50% thị phần. Các nước Đơng Âu thì hầu như bỏ ngỏ cho các công ty thuốc lá đa quốc gia khi các công ty này mua lại hầu hết các công ty thuốc lá trước đây thuộc nhà nước sở tại quản lý. Đây là một kinh nghiệm rất đắt cho Việt Nam khi mở cửa thị trường thuốc lá nhập khẩu theo yêu cầu của WTO. Thuốc lá ngoại nhập khẩu chính thức tham gia thị trường nội địa hình thành tâm lý tiêu dùng thuốc lá ngoại, mở đường cho thuốc lá ngoại nhập lậu tràn vào thị trường cũng là một nguy cơ tiềm ẩn thách thức các nhãn hiệu thuốc lá sản xuất trong nước.
2.3 Ma trận đánh giá mơi trường bên ngồi (EFE):
Tương tự ma trận IFE, từ các yếu tố được phân tích, sử dụng phương pháp chuyên gia (phụ lục 9) và cơng cụ ma trận EFE để tóm tắt cơ hội, nguy cơ và đánh giá phản ứng của Nhà máy trước các yếu tố mơi trường bên ngồi.
Bảng 2.8: Ma trận EFE của Nhà máy thuốc lá 27/7
Stt Yếu tố chủ yếu của mơi trường bên ngồi
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Yếu tố mơi trường luật pháp, chính trị, xã hội 0,05
1 Sức ép ngày càng tăng của mơi trường luật pháp, chính trị, xã
hội 0,05 2 0,1
Yếu tố môi trường kinh tế 0,25
2 Tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc giảm giá thực tế của giá mua
thuốc lá bao 0,1 4 0,4
3 Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt có nhiều khả năng tăng cao
trong những năm tới 0,05 2 0,1
4 Sự gia tăng của lãi suất 0,1 2 0,2
5 Sự gia tăng mức sống của dân cư và số lượng dân số trưởng
thành 0,05 3 0,15
6 Lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp với sự di chuyển của dân
số ở miền Đông Nam bộ 0,10 2 0,2
Yếu tố môi trường quốc tế 0,15
7 Sự tham gia của các công ty đa quốc gia và sản phẩm nhập
khẩu từ thị trường thế giới 0,15 1 0,15
Yếu tố cạnh tranh trong ngành 0,40
8 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng gần như khơng có 0,05 3 0,15
9 Sản phẩm thay thế không đáng kể 0,05 3 0,15
10 Khơng có cơng ty chi phối thị trường 0,05 3 0,15
11 Áp lực từ người bán thấp, khả năng hội nhập dọc cao giúp tiết
kiệm chi phí 0,10 4 0,4
12 Khả năng mặc cả của người mua cao 0,15 1 0,15
Tổng cộng 1 2,30
Tổng số điểm quan trọng là 2,30 < 2,5 cho thấy Nhà máy chưa phản ứng tốt với cơ hội và đe dọa từ mơi trường bên ngồi. Nói cách khác, Nhà máy chưa có chiến lược tận dụng hiệu quả các cơ hội hiện có và tối thiểu hóa các nguy cơ từ bên ngoài. Ma trận trên cho thấy tư duy chiến lược hiện tại của Nhà máy chưa tận dụng được cơ hội từ khả năng hội nhập dọc, việc giảm giá thực tế của sản phẩm thuốc lá bao và sự gia tăng mức sống của dân cư. Đồng thời Nhà máy cũng chưa có chiến lược nhằm tránh các đe dọa từ sự tham gia thị trường của các công ty đa quốc gia, các sản phẩm nhập khẩu cũng như chưa tận dụng có hiệu quả sự di chuyển dân số tại khu vực miền Đông Nam bộ.
2.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh:
Để nhận diện những đơn vị sản xuất thuốc lá cạnh tranh chủ yếu trong cùng nhóm cạnh tranh, nhận diện những ưu thế, khiếm khuyết cũng như phản ứng của đối thủ trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh, một ma trận hình ảnh cạnh tranh được thực hiện trên cơ sở tham khảo những đánh giá của các chuyên gia về năng lực cạnh tranh của Nhà máy so với một đơn vị có năng lực sản xuất, dây chuyền chế biến nguyên liệu tương tự