CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
3.5 Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh
3.5.1 Giải pháp thực hiện chiến lược hội nhập ngược
Ngày nay, khi việc hút thuốc lá gặp nhiều áp lực từ yêu cầu bảo vệ sức khỏe nên có xu hướng chuyển dần việc sản xuất về các quốc gia đang phát triển và xu hướng này cũng có thể thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên, cho dù khu vực sản xuất thuốc lá điếu có thay đổi nhưng nhu cầu về nguyên liệu sẽ vẫn không đổi và ngày càng tăng. Sản xuất nguyên liệu thuốc lá đang và sẽ là một ngành có mức tăng trưởng cao, đặc biệt là khi nhu cầu xuất khẩu đang mở rộng.
Nguyên liệu lá thuốc là thành phần chính trong sản xuất thuốc lá. Phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá không chỉ có thể cung cấp nguyên liệu ổn định và chủ động cho sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu của nhà máy, mà còn tận dụng lợi thế cạnh tranh hiện tại góp phần mở rộng gia công cho các nhà máy khác và tăng cường xuất khẩu. Các giải pháp cụ thể:
Đầu tư vùng nguyên liệu, sử dụng nguyên liệu nội địa, hạn chế nhập khẩu:
+ Hiện tại công ty chưa có bộ phận phụ trách về công tác nghiên cứu và phát triển nguyên liệu thuốc lá. Vì vậy cần thành lập ngay bộ phận phụ trách công tác này. Bộ phận nghiên cứu và phát triển nguyên liệu thuốc lá sẽ phụ trách các công việc: nghiên cứu các vùng nguyên liệu có năng suất cao, các vùng mới có khả năng phát triển thành vùng nguyên liệu; các quy trình kỹ thuật canh tác, các tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể áp dụng vào viêc trồng trọt để nâng cao năng suất, chất lượng lá thuốc; nghiên cứu kỹ thuật hái sấy, sơ chế, bảo quản thuốc lá nguyên liệu; nghiên cứu thiết kế các loại hình lị sấy thuốc lá để có thể tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao chất lượng lá thuốc sau khi sấy.
+ Nhanh chóng hồn tất thủ tục giao đất, nghiên cứu kỹ thuật canh tác và xây dựng phương án triển khai việc trồng cây nguyên liệu tại 258 ha ở Tỉnh Bình Phước.
+ Hợp tác với nông dân địa phương trồng nguyên liệu lá thuốc vàng sấy tại một số tỉnh như: Tây Ninh, Bắc Sơn, Đắc Lắc… theo phương thức công ty đầu tư giống, hổ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Xây dựng các chính sách hợp lý nhằm hỗ trợ người nông dân trồng cây thuốc lá về: tài chính, giống, phân bón, vật tư kỹ thuật… và phương thức thu mua phù hợp để người nơng dân có thể yên tâm hợp tác với Nhà máy.
Tăng cường năng lực chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất và hướng tới xuất khẩu:
Hiện nay, cơng ty có 1 dây chuyền chế biến có cơng nghệ trung bình so với thế giới. Để đầu tư mở rộng hay đầu tư chiều sâu là việc làm khó khăn trong thời điểm hiện nay (do
năng lực tài chính cịn yếu, lãi suất cao). Vì vậy cần đầu tư nghiên cứu cải tiến để nâng cao công suất. Khi điều kiện môi trường kinh tế phù hợp, năng lực tài chính được cải thiện hoặc điều kiện hợp tác, liên doanh liên kết cho phép thì tiến hành đầu tư chiều sâu.
Thành lập quỹ nghiên cứu khoa học kỹ thuật: hiện nay, Nhà máy chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá, vì thế, chưa có quỹ dành cho việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Cần phải trích lập quỹ dành cho hoạt động nghiên cứu và xem hoạt động nghiên cứu như là nền tảng cho phát triển hoạt động sản xuất nguyên liệu.