CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
2.2 Phân tích các cơ sở xây dựng chiến lược của nhà máy thuốc lá 27/7:
2.2.4.2 Áp lực từ nhà cung cấp:
Lá thuốc sau khi hái được các doanh nghiệp kinh doanh nguyên liệu thu mua, sấy khơ, đóng kiện sản phẩm, dự trữ và bán lại cho các công ty sản xuất thuốc lá điếu. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng, trước khi đưa vào sản xuất thuốc điếu, lá nguyên liệu còn trải qua q trình hấp chân khơng, cắt đầu lá, gia ẩm và ủ, đánh lá tách cọng, sấy khô, tách tạp chất, tạp khí ra khỏi thuốc lá, cắt sợi.
Nếu lá thuốc không trải qua giai đoạn tách cọng thì lá mảnh cịn lớn sẽ khơng có giai đoạn tồn trữ để lên men tự nhiên và cịn lẫn nhiều tạp chất, khơng đáp ứng cho việc phối chế các nhãn hiệu trung và cao cấp. Do vậy ngoại trừ 2 nhà máy sản xuất thuốc lá điếu là Nhà máy 27/7 và Cơng ty liên doanh Imperial Vina Đà Nẵng có dây chuyền tách cọng, tách tạp chất nên có quy trình sản xuất khép kín, chủ động trong khâu chế biến nguyên liệu đầu vào, 15 nhà máy thuốc lá điếu còn lại đều phải sử dụng nguyên liệu mua ngoài. Hiện nay nguyên liệu đã qua chế biến trong nước được cung cấp bởi 2 đơn vị là Công ty cổ phần Ngân Sơn (nguyên liệu thuốc lá Bắc), Công ty cổ phần Hòa Việt (nguyên liệu thuốc lá Nam), đây là hai đơn vị thành viên của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Công ty Imperial Vina Đà Nẵng và Nhà máy thuốc lá 27/7 chủ yếu chế biến cho nhu cầu nội bộ và xuất khẩu.
Theo đánh giá của hiệp hội thuốc lá Việt Nam, nhu cầu toàn ngành trong giai đoạn hiện nay là 60.000 tấn/ năm. Trong đó 32.000 tấn là nguyên liệu sản xuất trong nước, nguyên liệu lá cao cấp nhập khẩu là 2.000 tấn, sợi phối chế sẵn nhập khẩu là 7.000 tấn và nguyên liệu từ các quốc gia trong khu vực là 19.000 tấn. Hiện nay các công ty nguyên liệu trong nước đã sản xuất được các chủng loại thuốc lá Virgina vàng sấy, Burley và thuốc lá nâu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Trong đó thuốc lá Virgina chiếm 60%, thuốc lá nâu 35%, Burley 5%. Đối với thuốc lá Virgina, do trong thời gian qua các đơn vị kinh doanh nguyên liệu và địa phương trồng cây thuốc lá có sự đầu tư thích đáng về chiều sâu nên chất lượng lá nguyên liệu có tăng lên, có thể so sánh với chất lượng lá của các nước trong khu vực. Tuy nhiên chất lượng thuốc lá nguyên liệu vẫn còn thấp so với thế giới, tỷ lệ thuốc lá cấp 1 + 2 chỉ khoảng 40% (so với 70% của thế giới) hàm lượng nicotin từ 1,5 –2,5%, gluxit hoà tan khoảng 14-28%. Đối với thuốc lá nâu địa phương, hàm lượng nicotin từ 1,3-3,0%, gluxit hoà tan thấp, độ cháy tốt, tàn trắng…Gần đây do nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi, các nhà máy điếu ít sử nguyên liệu thuốc lá nâu. Bên cạnh đó do yêu cầu phối chế một số mác phỏng theo gu hỗn hợp để tiêu thụ ở thị trường trong nước nên trong thời gian tới còn cần một số nguyên liệu thuốc lá Burley. Nhìn chung hiện nay với sự quan tâm của Chính phủ trong việc quy hoạch vùng trồng nguyên liệu, thì khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước thời gian tới sẽ đa dạng và dồi dào tuy nhiên chất lượng có thể vẫn chưa ổn định và đồng đếu do khả năng đầu tư của các đơn vị.
Trong những năm gần đây, mỗi năm Nhà máy 27/7 sản xuất trên dưới 100 triệu bao thuốc lá với nhu cầu nguyên liệu thuốc lá bình quân 1.800 tấn/năm, trong đó khoảng 1.100 tấn (60%) là nguyên liệu trong nước, 700 tấn (40%) là nguyên liệu nhập khẩu. So với các nhà máy lớn trong ngành, lượng nguyên liệu cần dùng của Nhà máy là khá thấp và do có lợi thế về chế biến nguyên liệu nên Nhà máy máy chỉ mua nguyên liệu chưa qua chế biến và dưới hình thức đàm phán từng hợp đồng cụ thể dựa trên chất lượng và giá cả. Nguyên liệu thuốc lá trong nước là lá Virgina và lá nâu được mua từ các chủ yếu từ Tây Ninh qua Doanh nghiệp tư nhân Song Tỷ hoặc một số doanh nghiệp tại Gia Lai, Cao Bằng. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu là Virgina, một ít Burley và nhập từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ dưới hình thức ủy thác qua Cơng ty thuốc lá 460 Hà Nội, Công ty xuất nhập khẩu Hưng Yên.
do sản phẩm khơng có sự khác biệt lớn giữa các nhà cung cấp; sản phẩm có khả năng thay thế (nhiều địa phương sản xuất, nhiều nguồn nhập khẩu), chi phí chuyển đổi thấp, nên với phương pháp mua nguyên liệu linh hoạt trên đã giúp nhà máy tiết kiệm chi phí trong điều kiện thị trường nguyên liệu bất ổn trong những năm qua và sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong thời gian đến, khi sản xuất nguyên liệu trong nước có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu. Hơn nữa Nhà máy là một trong số ít doanh nghiệp có khả năng chế biến nguyên liệu nên cũng có thể sử dụng khả năng hội nhập dọc làm công cụ tạo áp lực giảm giá đối với nhà cung cấp.