Quá trình thành lập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 39 - 41)

2.1. Giới thiệu về Vietcombank

2.1.1. Quá trình thành lập

Thành lập ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), trải qua 47 năm xây dựng và phát triển, VCB đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu.

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008 sau khi thực hiện thành cơng kế hoạch cổ phần hố thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007. Từ sau khi cổ phần hóa, Vietcombank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ thành công, đáp ứng kỳ vọng của đông đảo nhà đầu tư và cổ đông về đảm bảo an toàn vốn; đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ; đầu tư vốn cho các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và góp vốn vào một số doanh nghiệp khác, đồng thời sử dụng để tăng trưởng tín dụng và kinh doanh vốn. Tại thời điểm 31/12/2011, vốn điều lệ của Vietcombank đạt 19.698 tỷ đồng.

Ngày 30/6/2009, Vietcombank chính thức niêm yết giao dịch cổ phiếu (với mã chứng khoán VCB) tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE). Sự kiện hơn 112 triệu cổ phiếu Vietcombank lên sàn năm 2009 được đánh giá góp phần quan trọng tạo sự sơi động và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời khẳng định cam kết của Vietcombank tiếp tục phát triển theo hướng ngày càng hiệu quả, chuẩn mực và minh bạch.

Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và

28

không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng” như: dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, Phone Banking,…

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay ( tính đến thời điểm 31/12/2011) đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm: 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên tồn quốc, 3 cơng ty con tại Việt Nam, 2 cơng ty con tại nước ngồi, 1 văn phịng đại diện tại Singapore, 4 cơng ty liên doanh, 2 công ty liên kết và 1 trung tâm đào tạo. Bên cạnh đó, VCB cịn phát triển một hệ thống Autobank với gần 17.000 máy ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng cịn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngày 30/09/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thỏa thuận cổ đông chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đồn Tài chính Mizuho (Nhật Bản) thơng qua việc bán 15% vốn cổ phần cho Mizuho. Thỏa thuận hợp tác chiến lược này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho 2 ngân hàng mà còn là minh chứng cho thấy sự quan tâm và tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường tài chính - tiền tệ cũng như tương lai phát triển của Việt Nam nói chung.

Nếu như năm 2010 đánh dấu sự thành công của Vietcombank trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh chuyển từ một ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố, giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn, đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hố hoạt động, tối đa hố lợi nhuận; thì năm 2011 Vietcombank đã tạo nhiều dấu ấn trong đổi mới công tác khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ với nhiều chương trình chăm sóc khách hàng, cũng như ban hành các chính sách phù hợp với từng phân đoạn khách hàng. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng đã lấy chủ trương nâng cao chất lượng dịch vụ làm trọng tâm, nhờ đó chất lượng dịch vụ của Vietcombank đã liên tục được cải thiện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của đông đảo các tầng lớp khách hàng. Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng

29

công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng” như: dịch vụ Internet banking, VCBMoney (Home banking), SMS banking, Phone banking….

Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với mơi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao…, Vietcombank vẫn ln là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như của 6 triệu khách hàng cá nhân.

Hoạt động quản trị của Vietcombank cũng tiếp tục được thực thi theo quan điểm điều hành linh hoạt và quyết liệt, tạo đột phá trong hoạt động bán lẻ đi đôi với đẩy mạnh bán buôn, bám sát với diễn biến thị trường, từng bước đưa ngân hàng phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, với mục tiêu chiến lược đưa Vietcombank trở thành tập đồn tài chính đa năng nằm trong Top 70 các định chế tài chính lớn nhất Châu Á và giữ vị thế hàng đầu tại Việt Nam.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB từ 2008 – 2011)[14]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)