Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 72 - 73)

2.4. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Áp lực cạnh tranh giữa các NHTMCP ngày càng lớn, đặc biệt là các NH có nguồn lực tài chính, chính sách quản lý linh hoạt, mềm dẻo. Các đối trọng này sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hoạt động như: phát hành thẻ và chính sách khách hàng với các sản phẩm ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài với kinh nghiệm dồi dào, tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ hiện đại cũng là khó khăn trong việc cạnh tranh phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Với một thị trường rộng lớn với hơn 85 triệu dân, đây là một tiềm năng to lớn để VCB phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng. Tuy vậy, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán hàng ngày đã ăn sâu bén rễ vào tư duy của người Việt và khơng dễ gì thay đổi trong một sớm một chiều. Tâm lý ngại thay đổi thói quen chi tiêu do trình độ dân trí cịn thấp cộng thêm với sự e ngại khi không được “sờ tận tay, day tận trán” vào đồng tiền thực sự mà chỉ nhìn thấy những con số trên giấy và trên máy khiến cho nhiều người dân chưa muốn tiếp cận với dịch vụ ngân hàng hiện đại mới này. Thêm vào đó, do tâm lý người Việt rất ngại để người khác biết thu nhập của mình, kể cả trong trường hợp các nguồn thu nhập là hoàn toàn hợp pháp chứ chưa nói tới những nguồn thu nhập “không tên”. Họ sợ bị lộ bí mật đời tư… nên nhiều người không mặn mà trong mở tài khoản ở ngân hàng nếu mục tiêu chỉ phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân. Vì thế, dù có rất nhiều phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt thay thế như thẻ, chuyển khoản trên ngân hàng trực tuyến i-banking,… nhưng khách hàng vẫn rút ra thanh toán và người bán lại mang tiền đến nộp vào ngân hàng.

- Nhu cầu về dịch vụ ngân hàng điện tử đối với nhiều bộ phận dân cư không thực sự cấp bách, khơng cần phải có, vì khơng làm “hiện đại hố” được cuộc sống

- 61 -

của họ. Thậm chí, nhiều người còn coi dịch vụ ngân hàng điện tử là chỉ để dành cho những người nhiều tiền.

- Khách hàng chưa tin tưởng vào độ bảo mật, tính an tồn của dịch vụ Ngân hàng điện tử. Đối với họ, nếu có xảy ra tranh chấp thì chứng từ bằng giấy vẫn ln là bằng chứng hùng hồn hơn chứng từ điện tử. Hơn nữa, chuyện Hacker tấn công trên mạng luôn được các phương tiện thơng tin, báo chí nói đến. Họ khơng biết được hệ thống bảo mật của Ngân hàng tốt đến đâu, có thể đủ bảo đảm bí mật, an tồn cho tài sản cũng như các giao dịch của họ hay không.

- Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)