Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ACB từ năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 38 - 41)

6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu

2.1. Giới thiệu về ACB

2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ACB từ năm

2011 và 6 tháng đầu năm 2012

Giai đoạn 2009 – 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, kinh tế Việt Nam trải qua nhiều sự kiện với những tác động đáng kể lên hoạt động kinh doanh của ACB.

Từ đầu năm 2009, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và

suy thối kinh tế tồn cầu nên mơi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm chất lượng tín

dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Năm 2009

được dự đốn rằng đây sẽ là một năm rất khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Một

số ngân hàng không dám đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận quá cao mặc dù NHNN cho phép tăng trưởng tín dụng từ 38% - 39%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, hầu hết các Ngân hàng đều đạt được mức chỉ tiêu đề ra trong đó có ACB.

Năm 2010, tình hình kinh tế trong nước và ngồi nước có nhiều biến động rất phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.

Những ảnh hưởng bất lợi đó bao gồm: tình hình kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng từ

khủng hoảng, kinh tế trong nước còn tồn tại lạm phát khá cao là 11.75% , khá cao so với chỉ tiêu quốc gia là 8%, thị trường bất động sản vẫn còn trầm lắng, thị trường chứng khoán chưa ổn định, tỷ giá hối đoái biến động, NHNN tăng lãi suất cơ bản,

Chính phủ đã đưa ra thơng điệp kiểm sốt tăng trưởng tín dụng không vượt quá

25%, các Ngân hàng thương mại chạy đua lãi suất huy động,… hoạt động của các

ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn.

Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam và thế giới gặp phải những khó khăn dưới tác động của suy thối kinh tế toàn cầu. Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao

đã tác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của

ACB. Lợi nhuận năm 2011 của nhiều ngân hàng không cao như cơng bố, có khoảng 10% số lượng các tổ chức tín dụng thua lỗ. Tổng cầu của nền kinh tế trong năm 2011 bắt đầu giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn,

thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút... làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bị chậm lại. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực và nền tảng quản lý vững vàng của Ban lãnh đạo ACB cùng với đội ngũ

CBCNV tâm huyết đã giúp ACB đạt được các chỉ tiêu đã đề ra.

Vào cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp một lượng tiền là

300.000 tỉ đồng vào cho các ngân hàng mất khả năng thanh khoản, nhưng tín dụng cho nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm 2012 vẫn giảm 0,89% so với đầu năm 2012.

vẫn còn nhiều và tại một số Ngân hàng nhỏ vẫn còn nguyên. Nợ xấu toàn hệ thống theo số liệu của NHNN Việt Nam là 8,6%, tương đương 202.000 tỷ đồng trong đó tỷ lệ các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản chiếm 85% nhưng có 117.700 tỷ đồng bị phân vào nhóm 5. Với những biến động đã diễn ra trong nền kinh tế giai đoạn

2009 – 2011 và trong 6 tháng đầu năm 2012 nêu trên, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình qn của toàn hệ thống NHTM cả nước chỉ đạt 26,56% nhưng tốc độ

tăng trưởng nợ xấu bình quân ở mức 51%.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2009 – 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 , tình hình kinh tế thế giới nói chung, những diễn biến kinh tế Việt Nam nói riêng có tác

động khơng ngừng vào hoạt động kinh doanh của ACB.Trên thực tế, nguồn thu

đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn

chiếm phần lớn từ hoạt động tín dụng. Nợ xấu tăng nhanh có thể làm giảm lợi

nhuận của ngân hàng do phải tăng chi phí sử dụng vốn để trích lập dự phòng.Tuy

nhiên, sau hơn 19 năm hoạt động, ACB đã có những bước phát triển nhanh, an tồn và hiệu quả. Trong mơi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Điều này thể hiện qua các kết quả kinh doanh như sau:

Bảng 2.1 - Các chỉ tiêu sơ lược tình hình tài chính của ACB giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

ROE 19,64% 20,85% 26,82% ROA 1,13% 1,15% 1,14% Tổng tài sản 167.724.211 205.019.319 281.019.319 Tổng nguồn vốn huy động 86.919.196 106.936.611 142.218.091 Tổng dư nợ 62.357.978 87.195.105 102.809.156 Lợi nhuận trước thuế 2.499.686 3.102.248 4.202.693

Bảng 2.2 - Các chỉ tiêu cơ bản tình hình tài chính của ACB theo Quý 1/2012 và Quý 2/2012 Đơn vị tính: triệu đồng Quý Tổng tài sản Tổng nguồn vốn huy động

Tổng dư nợ Lợi nhuận trước thuế

Quý I/2012 265.555.845 145.092.394 104.706.073 1.102.473 Quý II/2012 255.872.470 145.616.489 103.727.206 1.012.563

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của ACB Quý 1/2012, Q 1/2012)

Mặc dù mơi trường kinh doanh cịn gặp nhiều khó khăn nhưng ACB ln là Ngân hàng dẫn đầu trong khối ngân hàng cổ phần có hiệu quả sử dụng vốn tốt, tăng trưởng kinh doanh tăng dần qua các năm. Tăng trưởng kinh doanh nhưng ACB luôn chú trọng chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm đặc biệt sản phẩm tín dụng

ln được kiểm sốt rủi ro ở mức tốt nhất. Ngồi lợi nhuận thu được từ cho vay các khách hàng thông thường, ACB cịn tăng cường cho vay thơng qua hệ thống liên ngân hàng nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng thu nhập. Ngồi ra, ACB là Ngân hàng ln giữ được uy tín trong giao dịch thanh tốn quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước và nguồn thu nhập từ các các dịch vụ này chiếm tỷ lệ đáng kể trong kết quả lợi nhuận ACB. Cùng với hoạt động kinh

doanh, phát triển công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cũng được ACB chú trọng. Với kế hoạch kinh doanh phù hợp cùng với đội ngũ nhân sự có chun mơn cao và nhiều kinh nghiệm, ACB đang dẫn đầu về

hoạt động kinh doanh hiệu quả trong nhóm ngân hàng cổ phần tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)