Định hướng chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 55 - 56)

2.1.2.2 .Tình hình cho vay

2.2. Thực trạng quản trị RRTD tại ACB

2.2.1.1. Định hướng chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của ACB được xây dựng nhằm xác định đúng thị

trường, ngành nghề, lĩnh vực cho vay của Ngân hàng. Ngồi ra, chính sách tín dụng cịn cụ thể hóa những khách hàng thuộc đối tượng cấp tín dụng bình

thường, hạn chế cấp tín dụng hay không được cho vay theo quy định của ACB nói riêng và của pháp luật nói chung, xây dựng giới hạn phát triển tín dụng, quy định tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo,…

Với mục đích tạo nên sự phù hợp giữa chính sách tín dụng với tình hình kinh tế vĩ mơ và tình hình tài chính, định hướng chính sách tín dụng của ACB hướng đến tính hiệu quả, quản lý rủi ro tín dụng và sự an tồn của vốn vay.

Theo đó, khách hàng vay vốn được đánh giá theo 10 tiêu chí gồm: đối tượng

khách hàng, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, vị trí địa lý, sản phẩm tín dụng, kỳ hạn và loại tiền, kênh phân phối, tài sản đảm bảo, tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm. Tất cả 10 nhóm tiêu chí này được ACB áp

dụng để thẩm định và phê duyệt tín dụng cũng như kiểm sốt, đánh giá chất

lượng tín dụng theo danh mục cho vay của ACB.

Khi NVTD phân tích và thẩm định KH mới để cấp tín dụng hay để tăng mức cấp tín dụng cho KH hiện hữu, mỗi KH hoặc khoản vay đó sẽ được xếp vào một trong bốn nhóm sau đây:

 Nhóm Cấp tín dụng bình thường: được hiểu là khơng hạn chế số

lượng cấp tín dụng cũng như tỷ lệ dư nợ, chỉ phải tuân thủ các yêu cầu Quy chế cho vay của ACB, của NHNN và của pháp luật.

 Nhóm Hạn chế cấp tín dụng: là những trường hợp cấp dụng cần phải có kiểm sốt về sự tn thủ về quy mơ, giới hạn trước khi cấp tín dụng cho

thực hiện cấp thêm hay cấp mới nhưng khi thực hiện cấp thêm thì KH đó phải được giám sát để không vượt định mức về tỷ lệ trong danh mục cho vay của ACB.

 Nhóm Kiểm sốt đặc biệt:nghĩa là khơng khuyến khích tiếp cận cũng như khơng khuyến khích cấp tín dụng mới hay tăng mức cấp tín dụng cho KH.  Nhóm Khơng cấp tín dụng: KH thuộc nhóm này sẽ khơng được ACB cấp mới tín dụng hay tăng mức cấp tín dụng mà cịn phải thực hiện thu nợ kể cả thu hồi nợ trước hạn, chấm dứt tất cả các hình thức cấp tín dụng.

Với định hướng chính sách tín dụng như trên, ACB chú trọng phát triển KH

thuộc Nhóm cấp tín dụng bình thường thơng qua việc tập trung phục vụ bán chéo sản phẩm nhằm cấp thêm sản phẩm tín dụng mới cho khách hàng. Cịn đối với nhóm Hạn chế cấp tín dụng, nếu KH có đủ điều kiện cấp tín dụng và hạn mức dư nợ của nhóm Hạn chế cấp tín dụng chưa bị vượt thì KH vay có thể được ACB xem xét.

Đối vối nhóm Kiểm sốt đặc biệt thì ACB tập trung xem xét cấp tín dụng đối với

các trường hợp có lý do hợp lý và chứng minh được sau khi được cấp tín dụng thì KH có thể trở thành nhóm Cấp tín dụng bình thường hoặc Hạn chế cấp tín dụng trong thời gian 6 tháng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)