Chiến lược phát triển kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2011 –

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 77 - 80)

2.1.2.2 .Tình hình cho vay

3.1. Chiến lược phát triển kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2011 –

2015 của ACB

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nhu cầu của KH về sản phẩm tài chính ngân hàng, đặc biệt là đòi hỏi về chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn sẽ tạo ra áp lực rất lớn đối với ACB.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã xác

định đây là thời kỳ thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam cơ

bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào khoảng năm

2020. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đặt mục tiêu nâng thu nhập quốc dân bình quân đầu người tới năm 2015 lên trên mức 2,000 USD và đạt

được mức 3,000 USD vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 7%

- 8%. Có thể nhận định rằng đây là cơ hội lớn đối với ngành ngân hàng Việt Nam

nói chung, đối với ACB nói riêng, để có thể phát triển nhanh, sớm trở thành ngân hàng có trình độ và quy mơ trung bình trong khu vực.

Nhằm thực hiện phương châm hành động: Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao, ACB đặt ra quyết tâm và nỗ lực phấn đấu đến năm 2015 sẽ thuộc

nhóm trong 4 Ngân hàng và tới năm 2020 sẽ thuộc nhóm trong 3 Ngân hàng có quy mơ lớn nhất, hoạt động hiệu quả và an toàn nhất ở Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu chiến lực đã đặt ra trong giai đoạn 2011 – 2015, ACB

sẵn sàng chấp nhận việc thay đổi ở mức cần thiết nhằm sớm đưa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản trị kinh doanh ngân hàng trên cơ sở có sự phù hợp với tình hình thực tiễn của ACB và thị trường Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của ACB là

đưa thị phần cho vay từ 4,5% như hiện nay lên thành 7%, thị phần huy động từ

15.000 tỷ đồng vào năm 2015. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu bao gồm vốn cấp I và vốn cấp II sẽ đạt 40.000 tỷ đồng trong đó vốn cấp I tổi thiểu là 27.000 tỷ đồng. ACB sẽ là ngân hàng luôn được khách hàng đặt niềm tin để chọn lựa trong việc thiết lập mối quan hệ lâu dài đồng thời là tổ chức mang lại sự an tâm cho các cán bộ ngân hàng có năng lực chọn nơi lập nghiệp.

Với mục tiêu cụ thể của mình, ACB đưa ra định hướng hoạt động kinh doanh như sau:

3.1.1. Đối với khách hàng cá nhân

Khách hàng cá nhân có thu nhập khá, thu nhập cao sẽ ln là nhóm khách hàng truyền thống của ACB. Đồng thời, ACB nâng cao năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng giàu có, chọn lọc nhóm khách hàng có thu nhập trung bình để cung cấp dịch vụ. Mục tiêu phấn đấu của ACB đối với khách hàng cá nhân là đưa thị phần huy động từ mức 10.2% hiên nay lên gần 15%, thị phần cho vay từ mức 6.2% hiện nay lên thành 9.4% vào năm 2015. Đồng thời, ACB sẽ nâng tổng thu nhập cả năm của khách hàng cá nhân đạt xấp xỉ 9.340 tỷ đồng, số dư huy động

đạt 510.000 tỷ đồng, cho vay đạt 149.000 tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, ACB triển khai chương trình hành động như

sau:

 Chương trình”Xây dựng mơ hình quan hệ ngân hàng chính phục vụ khách hàng dựa trên tài khoản lương”. Mục tiêu của chương trình nhằm xây dựng mơ hình quan hệ tồn diện mà trong đó ACB là ngân hàng chính phục vụ khách hàng thơng qua việc phát triển khách hàng có tài khoản lương tại ACB.

 Chương trình “Xây dựng các gói sản phẩm theo phân khúc khách hàng cá nhân”. Mục tiêu của chương trình nhằm xây dựng và áp dụng trong tồn hệ thống các chi nhánh, phịng giao dịch các gói sản phẩm phù hợp với các phân khúc khách hàng cá nhân. Đồng thời, chương trình cũng góp phần nhằm nâng cao năng lực của ACB để khai thác thị trường hiệu quả và đáp ứng tốt

3.1.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm khách hàng mà ACB ưu tiên duy trì và phát triển. Đồng thời, ACB sẽ phấn đấu nâng cao năng lực để đáp ứng một cách

chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp có quy mơ trên trung bình, lớn, tập đồn lớn. Mục tiêu của ACB phấn đấu đưa thị phần huy động của khách hàng doanh nghiệp từ mức 3.2% hiện nay lên thành 6%, thị phần cho vay từ mức 3.7% lên thành 7% vào năm 2015. Tổng thu nhập năm 2015 mà ACB phấn đấu đạt được là 9.900 tỷ đồng, số dư huy động đạt 185.000 tỷ đồng, cho vay đạt 290.000 tỷ đồng.

Để đạt được các chỉ tiêu đã đề ra đối với khách hàng doanh nghiệp, ACB

triển khai các chương trình hành động ưu tiên như sau:

 Chương trình “Xây dựng các gói sản phẩm phù hợp với các phân khúc khách hàng doanh nghiệp đặc thù”. Mục tiêu của chương trình là xây dựng và áp

dụng các gói sản phẩm phù hợp với phân khúc khách hàng doanh nghiệp, đáp ứng

tốt hơn nhu cầu của khách hàng, khai thác tối đa tiềm năng thu nhập của khách hàng mới và hiện hữu, hỗ trợ trong công tác bán chéo sản phẩm.

 Chương trình “Phát triển và áp dụng mơ hình kinh doanh với phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô lớn và doanh nghiệp lớn”. Mục tiêu của chương trình là nghiên cứu xây dựng và đưa vào áp dụng tồn hệ thống ACB mơ hình kinh doanh thật phù hợp với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mơ lớn và các doanh nghiệp lớn. Ngồi ra, chương trình cịn có mục tiêu nâng cao năng lực của ACB nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng được phân

khúc, đảm bảo quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của ACB.

 Chương trình “Xây dựng quy trình cho vay theo hướng chuẩn hóa và tự

động hóa áp dụng đối với khách hàng nhỏ và siêu nhỏ”. Chương trình được xây

dựng với mục tiêu áp dụng quy trình cho vay đối với khách hàng nhỏ và siêu nhỏ theo hướng chuẩn hóa và tự động hóa nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí thực

hiện hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, chương trình được triển khai cũng nhằm đảm bảo quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động cho vay của

Như vậy, bên cạnh cơ hội lớn cũng đặt ra những thách thức cho ACB trong giai đoạn mới. Sự cạnh tranh rất lớn không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng thương mại trong nước và cịn có sự tham gia của các ngân hàng và các định chế tài chính nước ngồi ngày càng sâu rộng vào thị trường tài chính theo đúng cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Trong quá trình hình thành và phát triển đến nay, bên cạnh những thành công

đạt được, ACB bộc lộ những điểm yếu về năng lực nội tại làm hạn chế tốc độ phát

triển trong giai đoạn mới. Nhiều vấn đề về cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, năng

lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt của ACB chưa thể đáp ứng yêu cầu phát

triển nhanh và bền vững. Đó là một trong những lý do mà ACB đã xây dựng cho

một chiến lược hoạt động năm 2011 – 2015. Trong đó, tham vọng của ACB là trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mơ lớn nhất, có hoạt động an toàn và hiệu

quả ở Việt Nam. Để đảm bảo năng lực quản trị, điều hành và kiểm soát một ngân hàng lớn như tham vọng, ACB sẵn sàng chấp nhận và thực hiện những chuyển đổi tổ chức cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)