Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng phục vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 57 - 63)

2.1.2.2 .Tình hình cho vay

2.2. Thực trạng quản trị RRTD tại ACB

2.2.1.3. Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng phục vụ

phê duyệt của Ủy ban tín dụng là quyết định cuối cùng.  Nguyên tắc hoạt động của cấp xét duyệt

- Chuyên viên xét duyệt chỉ quyết định các khoản cấp tín dụng đã được

tiêu chuẩn hóa và thuộc thẩm quyền phán quyết, chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.

- Ban tín dụng và Ủy ban tín dụng quyết định cấp tín dụng theo nguyên

tắc nhất trí tại phiên họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định được thơng qua khi có đủ

các thành viên tối thiểu theo quy định chấp thuận.  Nhiệm vụ, quyền hạn của cấp xét duyệt tín dụng

Quyết định cấp tín dụng và các vấn đề phát sinh sau khi đã đồng ý cấp tín dụng thuộc hạn mức phán quyết.

2.2.1.3. Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng phục vụ xét duyệt tín dụng duyệt tín dụng

Chấm điểm tín dụng là việc thực hiện đánh giá, phân loại khách hàng có quan hệ tín dụng với ACB trên cơ sở các bộ tiêu chí khách hàng trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

hàng được sử dụng làm một căn cứ để ACB đưa ra quyết định trong xét duyệt

tín dụng và chính sách khách hàng.

Hệ thống XHTD nội bộ là tổ hợp các tiêu chí phân loại KH theo ngành nghề, quy mơ, tính sở hữu, bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính để chấm

điểm xếp hạng khách hàng. Kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng còn được

sử dụng để phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo Điều 7

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước. KH thuộc đối tượng chấm điểm tín dụng gồm: khách hàng doanh nghiệp,

khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, tổ chức tín dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên những tiêu chí cơ bản như sau:

Đối với khách hàng doanh nghiệp

- Xác định ngành nghề của khách hàng

Việc xác định ngành nghề của khách hàng dựa vào hoạt động kinh

doanh chính của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính

là hoạt động kinh doanh đem lại từ 50% tổng doanh thu trong ba

năm liên tục của khách hàng.

Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng khơng có ngành nào có doanh thu chiếm trên 50% tổng doanh thu thì lựa chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm điểm.

Trong trường hợp không xác định ngành nghề kinh doanh theo các tiêu chí trên thì có thể phân loại khách hàng vào ngành nghề có bộ tiêu chí khắt khe hơn theo quan điểm rủi ro.

- Quy mô hoạt động

Việc xác định quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào

ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động tại thời điểm được chấm điểm.

Phân loại khách hàng theo hình thức sở hữu để chấm điểm đối với

bộ tiêu chí phi tài chính. Khách hàng được phân loại theo ba nhóm sau đây:

+ Doanh nghiệp nhà nước: bao gồm các doanh nghiệp có 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước, doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài theo quy định pháp luật. + Doanh nghiệp theo hình thức sở hữu khác: bao gồm các doanh nghiệp khơng thuộc nhóm của hai loại hình nêu trên.

- Các chỉ tiêu tài chính

Đánh giá các yếu tố tài chính của khách hàng doanh nghiệp thơng

qua việc phân tích báo cáo tài chính của năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm:

+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: đánh giá khả năng trả nợ trong ngắn

hạn của doanh nghiệp từ tài sản ngắn hạn.

+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động: đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghiệp và các cấu phần tài sản của doanh nghiệp.

+ Nhóm chỉ tiêu tự tài trợ: đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu vốn tài

trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Nhóm chỉ sinh lời: đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu phi tài chính

Việc đánh giá các yếu tố phi tài chính của khách hàng doanh nghiệp

được xem xét qua các nhóm chỉ tiêu sau:

+ Nhóm chỉ tiêu trình độ quản lý và mơi trường nội bộ của doanh nghiệp: được sử dụng để đánh giá hiệu quả, tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Nhóm chỉ tiêu đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp: đánh giá

tính ổn định của thị trường đầu vào, đầu ra, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ của doanh nghiệp: đánh giá khả

năng trả nợ, tính khả thi của phương án kinh doanh.

+ Nhóm chỉ tiêu quan hệ với tổ chức tín dụng: đánh giá tình hình

giao dịch, uy tín quan hệ với tổ chức tín dụng.

+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá ngành: đánh giá tính ổn định của môi

trường kinh doanh, rủi ro ngành.

Đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh: được thực hiện đánh giá

và chấm điểm khách hàng qua các tiêu chí cơ bản sau:

- Bộ chỉ tiêu chấm điểm dành cho khách hàng vay tiêu dùng + Nhóm chỉ tiêu thơng tin về nhân thân: đánh giá về tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng cư trú, gia cảnh của khách hàng.

+ Nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ: đánh giá khả năng trả nợ của

khách hàng căn cứ vào các yếu tố sau: tình hình thu nhập, tích lũy, khả năng tài chính của khách hàng.

+ Nhóm chỉ tiêu quan hệ với tổ chức tín dụng: đánh giá về thiện chí trả nợ của khách hàng, mối quan hệ giữa khách hàng với ACB về lịch sử tín dụng, tiền gửi, tiềm năng sử dụng các dịch vụ khác với ACB, lịch sử quan hệ với các tổ chức tín dụng khác.

- Bộ chỉ tiêu chấm điểm dành cho khách hàng vay kinh doanh: được thực hiện đánh giá và chấm điểm khách hàng qua các nhóm tiêu chí sau:

+ Nhóm chỉ tiêu về nhân thân của chủ hộ kinh doanh: đánh giá về tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng cư trú, gia cảnh của khách hàng. + Nhóm chỉ tiêu thơng tin về hộ kinh doanh: đánh giá về tổ chức sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh, tính hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án kinh doanh.

+ Nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ: đánh giá khả năng trả nợ của

khách hàng căn cứ vào các yếu tố sau: tình hình thu nhập, tích lũy, khả năng tài chính của khách hàng.

+ Nhóm chỉ tiêu quan hệ với tổ chức tín dụng: đánh giá về thiện chí trả nợ của khách hàng, mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và ACB về lịch sử giao dịch tiền gửi, tín dụng, các dịch vụ khác, quan hệ giữa khách hàng với các tổ chức tín dụng khác.

Đối với khách hàng là tổ chức tín dụng

- Bộ chỉ tiêu tài chính:

+ Nhóm chỉ tiêu mức độ an toàn vốn: đánh giá mức độ phù hợp về vốn của tổ chức tín dụng.

+ Nhóm chỉ tiêu chất lượng tài sản: đánh giá mức độ rủi ro trong

danh mục tài sản của tổ chức tín dụng và khả năng bù đắp các tổn thất nếu rủi ro xảy ra đối với tổ chức tín dụng.

+ Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản: đánh giá khả năng thanh

toán các khoản nợ trong ngắn hạn của tổ chức tín dụng.

+ Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời: đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

- Bộ chỉ tiêu phi tài chính:

+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh: đánh giá mức độ thuận lợi và khó khăn của mơi trường kinh doanh tác động tới hoạt

động của tổ chức tín dụng.

+ Nhóm chỉ tiêu năng lực lãnh đạo, mơi trường nội bộ và khả năng cạnh tranh của tổ chức tín dụng: đánh giá tổng thể khả năng quản trị

điều hành của Ban lãnh đạo tổ chức tín dụng cũng như kết quả hoạt động chung của tổ chức tín dụng.

+ Nhóm chỉ tiêu mức độ bền vững của sự phát triển kinh doanh: đánh giá mơi trường kinh doanh của ngành.

+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố khác: đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay, tài trợ hoặc ủy thác trên thị trường, triển

vọng phát triển của tổ chức tín dụng, mức độ tuân thủ quy định pháp luật,…

Tổng số điểm của khách hàng được xác định theo thang điểm 100, được phân bổ theo các tiêu chí, bộ chỉ tiêu theo tỷ trọng nhất định. Mỗi bộ chỉ tiêu, tiêu

chí có kết cấu và tỷ trọng điểm cụ thể

Điểm của khách hàng = ∑ (Tỷ trọng tính điểm các bộ chỉ tiêu) x 100 điểm

Trên cơ sở tổng số điểm được xác định từ bộ chỉ tiêu xếp hạng khách hàng,

ACB xếp hạng khách hàng thành 10 hạng để phân loại nợ như sau:

STT Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để

phân loại nợ

Phân loại nhóm nợ

1 AAA Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn

2 AA Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn

3 A Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn

4 BBB Nhóm 2 – Nợ cần chú ý

5 BB Nhóm 2 – Nợ cần chú ý

6 B Nhóm 2 – Nợ cần chú ý

7 CCC Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn

8 CC Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn

9 C Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ

10 D Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn

Việc chấm điểm tín dụng đối với khách hàng vay vốn tại ACB được thực

hiện theo định kỳ hàng quý trong vòng 10 ngày làm việc cuối cùng của tháng thứ ba của Quý. Đối vối khách hàng mới thì việc chấm điểm tín dụng được thực hiện ngay sau khi khoản vay đầu tiên được giải ngân.

Tuy nhiên, chấm điểm tín dụng có thể được thực hiện đột xuất nếu khách

điều lệ, thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày

nhận được thơng tin thay đổi của doanh nghiệp thì các nhân viên quản lý khách

hàng phải có trách nhiệm chấm điểm tín dụng khách hàng.

Ngồi ra, nếu trong tháng KH có phát sinh nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại ACB, tại các tổ chức tín dụng khác thì khách hàng vay vốn đó phải được chấm điểm tín dụng trong vịng 5 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)