Khảo sát thực tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 74 - 77)

2.1.2.2 .Tình hình cho vay

2.4. Khảo sát thực tế

2.4.1. Mục tiêu khảo sát

Mục tiêu khảo sát nhằm xác định các yếu tố phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ tín dụng có thể gây ra rủi ro tín dụng tại ACB thơng qua bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của khách hàng vay vốn tại ACB thông qua các yếu tố:

 Sản phẩm : + Uy tín thương hiệu + Chất lượng cảm nhận

+ Khả năng đáp ứng sự mong đợi  Cảm nhận về chi phí dịch vụ

 Hệ thống giao dịch

2.4.2. Phương pháp khảo sát

- Nghiên cứu mô tả: Phỏng vấn khách hàng vay vốn tại ACB thông qua bảng câu hỏi

- Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các khách hàng trong độ tuổi từ trên 22 tuổi, hiện đang vay vốn tại ACB

- Mẫu: Chọn cỡ mẫu khoảng 250 người, chia thành 3 nhóm: từ 22-35 tuổi; 35-45 tuổi và trên 45 tuổi

- Phạm vi nghiên cứu: Tại TP.HCM

- Phân công nhân sự khảo sát đúng với xác định mục tiêu ban đầu. - Khảo sát tại 5 chi nhánh và 5 phòng giao dịch của ACB

- Số phiếu phát ra là 350, số phiếu thu về là 315, số phiếu hoàn chỉnh là 286.

2.4.4. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy KH vay vốn có ấn tượng khá tốt về chất lượng tín dụng tại ACB. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy ngoài các nguyên nhân khách quan, một số nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng, KH có thể gây nên RRTD tại ACB. KH vay vốn tại ACB có mối quan hệ quen biết với cán bộ công nhân viên của ACB chiếm tỷ lệ khá cao là 29%. Chính mối quan hệ này có thể phát sinh những hiện tượng tiêu cực như: NVTD cấu kết với KH giả mạo hồ sơ vay vốn trong việc kiểm tra chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, chứng từ chứng minh thu nhập của khách hàng, thẩm định sơ sài tình hình tài chính của khách hàng,…Trong khi đó, cấp quản lý tín dụng khơng kiểm sốt chặt chẽ những hiện tượng tiêu cực này.

Mặc dù chính sách tín dụng tại ACB được xây dựng khá chặt chẽ nhưng từ chính nhờ mối quan hệ giữa KH và NVTD có thể khiến việc thực hiện quy trình tín dụng sẽ khơng được đảm bảo, thông tin khách hàng bị sai lệch so với thực tế. Vì

vậy, ACB cần phải có chính sách nâng cao cả nghiệp vụ và đạo đức, chính sách đãi ngộ thích hợp,…đối với cán bộ cơng nhân viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu tổng quát về lịch sử hình thành và phát triển cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2009 – 2011 và 6 tháng đầu năm

2012. Trong Chương 2 cũng mơ tả về tình hình hoạt động tín dụng và thực trạng

quản lý rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ACB. Đồng thời, tác giả cịn đưa ra kết quả thực hiện khảo sát về chất lượng dịch vụ tín dụng thơng qua bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng vay vốn tại ACB nhằm giúp ban quản trị ACB sự nhìn nhận rõ nét hơn về những yếu tố tiềm ẩn gây nên rủi ro tín dụng tại ACB.

Các nội dung ở Chương 2 là cơ sở để xây dựng nên những phương pháp để hạn chế rủi ro tín dụng có thể gây nên những cú sốc cho các NHTM nói chung sẽ được tác giả trình bày ở Chương 3.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 74 - 77)