8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Điều 9 Luật viên chức 2010 quy định: “Đơn vị sự nghiệp công lập là
tở chức do cơ quan có thẩm qùn của Nhà nước, tở chức chính trị, tở chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.”
Theo Điều 2, Nghị định 16/2015/NĐ-CP, “đơn vị sự nghiệp cơng lập do
cơ quan có thẩm qùn của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”.
Tại Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định: “Đơn vị sự nghiệp công
lập ở nước ngồi là đơn vị sự nghiệp cơng lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm qùn của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.”
27
Các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) được thành lập, tổ chức lại hay giải thể phải đảm bảo đúng điều kiện, thực hiện theo trình tự, thủ tục cũng như theo đúng thẩm quyền đã được quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
Hiện nay, các đơn vị SNCL được thành lập mới đều phải tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, ngoại trừ trường hợp phải thành lập mới nhằm cung ứng dịch vụ công cơ bản, thiết yếu theo yêu cầu của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với các đơn vị SNCL thuộc đơn vị SNCL tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư khi thành lập mới thì cũng phải tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, kể cả trường hợp thành lập mới để cung ứng dịch vụ công cơ bản, thiết yếu.
Sau khi thành lập, nếu trong thời gian dài đơn vị SNCL hoạt động khơng hiệu quả thì cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức lại hoặc giải thể đơn vị. Nếu đơn vị SNCL được tổ chức lại, thì việc này khơng được làm tăng thêm số lượng người hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.2.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 9, Luật viên chức 2010 quy định đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: - Đơn vị SNCL được giao quyền tự chủ.
- Đơn vị SNCL chưa được giao quyền tự chủ.
Trong đó, đơn vị SNCL được giao quyền tự chủ là đơn vị được giao quyền hoàn toàn trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quản lý và sử dụng tài chính cũng như việc tổ chức bộ máy, nhân sự của đơn vị.
Bên cạnh đó, căn cứ theo vị trí pháp lý của các đơn vị SNCL tại Điều 2, Nghị định 120/2020/NĐ-CP phân chia như sau:
- Đơn vị SNCL (ngoại trừ các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Cơng An và Bộ Quốc phịng) thuộc phạm vi quản lý của Bộ, Cơ quan ngang bộ;
- Đơn vị SNCL thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (kể cả các đơn vị SNCL ở nước ngoài);
28
- Đơn vị SNCL thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị SNCL;
- Đơn vị sự ghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ theo Điều 9, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2021 thì mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. - Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên.
- Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên. - Đơn vị sự nghiệp công do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.
1.2.3 Đặc điểm kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập
Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC. Theo quy định của Luật Kế toán, để phục vụ cho kiểm tra, kiểm sốt tình hình sử dụng và thanh quyết toán các khoản kinh phí được ngân sách cấp phát cũng như các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Phản ánh đầy đủ, trung thực, kịp thời các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các hoạt động thu và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp, các khoản thu sự nghiệp của đơn vị.
– Cung cấp thông tin phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát, quản lý, sử dụng các khoản kinh phí, khoản thu sự nghiệp theo đúng chế độ hiện hành và theo dự tốn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Góp phần kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vật tư, tài sản, nguồn kinh phí của đơn vị theo đúng chế độ và pháp luật hiện hành.
29