8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3 Một số vấn đề cơ bản vềhoạt động chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập
lập
1.3.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động chi thường xuyên 1.3.1.1 Khái niệm về chi thường xuyên 1.3.1.1 Khái niệm về chi thường xuyên
Chi thường xuyên là các khoản chi ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cũng như hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác. Bên cạnh đó, chi thường xuyên nhằm đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh đất nước.
1.3.1.2 Đặc điểm của chi thường xuyên
Chi thường xuyên gồm các khoản chi liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị như chi tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành, chi mua văn phòng phẩm, sửa chữa thường xuyên các tài sản cố định, chi tiền nước sử dụng, rác sinh hoạt, cước điện thoại,… Qua đó, có thể nhận thấy đây là các khoản chi cần thiết để duy trì bộ máy hoạt động của một đơn vị cũng như đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đã được các cơ quan có thẩm quyền giao.Vì mang tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần nên chi thường xuyên mang tính ổn định cao.
Bên cạnh đó, việc chi thường xun nhằm mục đích duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như đảm bảo thực hiện các chức năng được giao nên các khoản chi thường xuyên sẽ có sự gắn bó chặt chẽ với cơ cấu tổ chức, kế hoạch hoạt động cũng như các sự lựa chọn trong việc cung cấp các dịch vụ công cộng, cung ứng hàng hóa ra xã hội.
Hằng năm, tùy thuộc vào cấp ngân sách và bảng dự toán của đơn vị mà sẽ được cơ quan có thẩm quyền phân bổ kinh phí sử dụng trong năm ngân sách. Từ đó cho thấy các khoản chi thường xuyên có hiệu lực tác động ngắn, phân bổ theo từng niên độ và mang mục đích là vốn cấp phát.
30
1.3.1.3 Vai trị của hoạt động chi thường xuyên
Việc thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính Quốc gia, qua đó đảm bảo các hoạt động của bộ máy Nhà nước được hoạt động bình thường, thực hiện tốt chức năng quản lý của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh cũng như sự tồn vẹn lãnh thổ đất nước. Khi cơng tác chi thường xuyên được sử dụng tiết kiệm và mang lại hiệu quả sẽ giúp đất nước tích lũy được nguồn vốn để chi vào các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở vật chất, đảm bảo an sinh xã hội, y tế, giáo dục,… từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, ngày càng nâng cao lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, Nhà nước thông qua hoạt động chi thường xuyên để ổn định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo, các chính sách xã hội,… Bên cạnh đó, chi thường xuyên là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện việc điều tiết thị trường đi đúng định hướng cũng như để kích thích phát triển và điều tiết vĩ mơ nền kinh tế thị trường hiện nay.
Chi thường xun có vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chi của NSNN, là công cụ ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc gia. Thông qua hoạt động chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội nhằm đảm bảo một đất nước dân chủ, công bằng, văn minh.
1.3.2 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản 1.3.2.1 Khái niệm về chi đầu tư xây dựng cơ bản 1.3.2.1 Khái niệm về chi đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là việcsử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản xuất nhằm cải tạo hay tạo ra các cơng trình xây dựng, các tài sản cố địnhtheo nhu cầu của nhà đầu tư. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mỗi
31
năm Nhà nước đã giành hàng chục ngàn tỷ đồng cho hoạt động này nhằm từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.
Tại tỉnh Bình Dương, ơng Nguyễn Hồng Thao - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - đã ký quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư công năm 2021 với số vốn là 9.156 tỷ 590 triệu đồng vào ngày 22/12/2020 nhằm triển khai nhiều dự án trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2021.
Theo Điều 4, Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 định nghĩa: “ Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”.
1.3.2.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có vai trị đặc biệt quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước, được coi là địn bẩy có tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng GDP và không chỉ mang lại kết quả cho nhà đầu tư mà còn tạo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế, xã hội được thụ hưởng. Vì vậy, Nhà nước luôn quan tâm đến việc chi đầu tư xây dựng cơ bản thông qua việc luôn chỉ đạo kịp thời và giám sát chặt chẽ.
Các đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản như sau:
- Cần một số vốn lớn từ ngân sách nhà nước để đầu tư trong khi khơng tính đến khả năng thu hồi vốn mà hướng đến sự phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai. Vì vậy, Nhà nước cần phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Thời gian thực hiện đầu tư có tính chất lâu dài từ đó để thu hồi vốn của các cơ sở vật chất được dùng để kinh doanh cần tốn nhiều thời gian dẫn đến chịu sự tác động của các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội về mặt tích cực lẫn tiêu cực.
- Bên cạnh đó, do q trình đầu tư kéo dài, các nhà đầu tư sẽ không thể lường trước được hết các tác động của các yếu tố như thiên tai, dịch bệnh, bão lũ,
32
động đất, sự thay đổi các chính sách thuế, lãi suất tiền tệ, nhu cầu thị trường, các yếu tố chính trị trong và ngồi nước tác động đến dự án trong tương lai.
- Mặc dù thời gian đầu tư xây dựng cũng như thu hồi vốn kéo dài, nhưng các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản lại có giá trị sử dụng lâu dài đối với nền kinh tế - xã hội, có thể kéo dài qua hàng trăm năm tạo nên giá trị lớn lao.
- Sản phẩm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất cố định tại một chỗ, gắn liền với đất đai, nơi sản xuất và sử dụng.
Trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thì nguồn vốn đầu tư từ NSNN chiếm tỷ trọng lớn, bao gồm đầu tư vào các cơng trình cơng nghiệp, cơng trình dân dụng, cơng trình cơng cộng, các cơng trình khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục. Nhìn chung, đây đều là các cơng trình phục vụ lợi ích cho sự phát triển của tồn xã hội, mọi ngành nghề, lĩnh vực, khơng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận như các cơng trình do các nhà đầu tư tư nhân thực hiện nhằm mục đích kinh doanh, sinh lời.
1.3.2.3 Vai trò của hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản
Mặc dù hoạt động chi NSNN cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản khơng mang lại lợi ích nhưng lại cần thiếttrong việc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc gia từ đó cho thấy vai trị quan trọng của đầu tư xây dựng cơ bản trên tất cả mọi lĩnh vực.
Đối với kinh tế: việc đầu tư xây dựng cơ bản giúp mở rộng hoặc cải tạo các nhà máy cũ, đầu tư vào việc xây dựng các nhà xưởng mới, góp phần tạo nên các thiết bị cơng nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại giúp gia tăng năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất tại cơ sở nhằm mở rộng sản xuất, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm đồng thời góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng đều có tác động đến tổng cầu và tổng cung của xã hội tác động đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Các hoạt động đầu tư thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của tồn bộ nền kinh tế, vì vậy Nhà
33
nước đã sử dụng hoạt động đầu tư như là biện pháp kích cầu. Khi tổng cầu tăng thơng qua việc các hoạt động đầu tư làm tăng năng lực sản xuất của xã hội, dẫn đến tổng cung tăng kéo theo sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng theo, điều này góp phần thúc đẩy GDP cũng tăng làm tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, hoạt động chi NSNN đầu tư xây dựng cơ bản sẽ tạo ra các cơ sở hạ tầng như điện, xây dựng hoặc giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không, cảng biển,…giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện hạ giá thành sản phầm từ đó thu hút được các nhà đầu tư và thúc đẩy nền kinh tế địa phương nói riêng và quốc gia nói chung ngày càng phát triển.
Đối với chính trị, xã hội: các cá nhân, tổ chức kinh tế sẽ không đầu tư vào các dự án không mang lại lợi nhuận từ đó Nhà nước phải chi ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn như đường giao thơng tại các vùng miền núi xa xôi hẻo lánh, vùng nông thôn kém phát triển, điện, trường học học, nhà văn hóa, cơ sở y tế tại các vùng này giúp người dân tại các địa phương được chăm sóc sức khỏe tồn diện, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ bản các cơng trình văn hóa cũng nhằm mục đích duy trì truyền thống, văn hóa đặc sắc của địa phương và quốc gia, hoạt động đầu tư vào truyền thơng như các cơng trình của đài phát thành, truyền hình nhằm đảm bảo người dân dễ dàng nằm vững những thơng tin về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đảm bảo anh ninh chính trị quốc gia.
Đối với an ninh, quốc phòng: giữ vững sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc gia, tăng cường và củng cố các mặt chính trị - xã hội là điều kiện tiên quyết góp phẩn bảo đảm ổn định an ninh, quốc phòng. Chi NSNN vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực này tạo ra các cơng trình như trạm, trại quốc phịng, các cơng trình an ninh quốc phịng đặc biệt mang tính bảo mật quốc gia đòi hỏi nguồn vốn lớn cũng như kỹ thuật cao nên việc phải chi NSNN vào hoạt động này là tất yếu.
34
Tóm lại, chi NSNN trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm cung cấp các cơng trình quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, các cơng trình giao thơng, liên lạc,các cơng trình phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, …. Và các cơng trình hướng đến việc phát triển nền kinh tế như điện lực, công nghệ thông tin, kỹ thuật khoa học,... Ngoài ra, sự phát triển của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như chống suy thoái nền kinh tế. Cho nên, hoạt động chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản là vấn đề tất yếu và không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.