8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4 Kiểm soát hoạt động chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập
1.4.1 Khái niệm
Kiểm sốt chi khơng phải là cơng cụ quản lý riêng của Nhà nước mà bất kỳ thành phần kinh tế, cá nhân khi thanh toán bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng đều phải kiểm soát để đảm bảo đồng tiền bỏ ra là hợp lý, tiết kiệm và đúng với mục đích sử dụng mang lại hiệu quả tối ưu.Kiểm sốt hoạt động chi tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập là q trình thực hiện việc thẩm định, kiểm tra, kiểm sốt các khoản chi dựa trên chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định. Hoạt động kiểm soát chi được thực hiện giúp đảm bảo quá trình sử dụng ngân sách theo đúng dự tốn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh kịp thời các sai phạm, thiếu sót trong q trình chi ngân sách cũng như bảo vệ an tồn các nguồn lực chống thất thốt, lãng phí gây thiệt hại.
Kiểm soát chi thường xuyên là việc đơn vị SNCL tiến hành kiểm tra các khoản chi như chi lương, chi các khoản phụ cấp theo lương, chi các khoản thanh tốn cho cá nhân, chi cơng tác phí, sửa chữa nhỏ và mua sắm các tài sản, chi hoạt động chuyên môn của các đơn vị,…
Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản là việc đơn vị SNCL thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động, các khoản chi từ ngân sách cho việc đầu tư xây dựng cơng trình, sửa chữa, cải tạo hay mua sắm các tài sản cố định,… trong suốt quá
35
trình đầu tư, xây dựng dự án, bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư tiến hành đưa vào khai thác sử dụng.
1.4.2 Mục đích
Việc kiểm sốt hoạt động chi tốt mang lại hiệu quả rất lớn trong việc phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của đơn vị, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ tích lũy và tiêu dùng. Nguồn vốn cho hoạt động chi thường xuyên được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sẽ tăng tích lũy vốn cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Thơng qua hoạt động kiểm sốt chi đảm bảo các quy trình nghiệp vụ được thực hiện theo đúng định mức, tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước, tránh gây lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước.
Các sai phạm, sai sót trong hoạt động chi được kịp thời phát hiện và chấn chỉnh, nếu có các hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo đúng thẩm quyền tại đơn vị.
Qua đó, các đơn vị SNCL tổ chức rút kinh nghiệm, xem xét những vướng mắc, khó khăn cịn tồn tại nhằm tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng cũng như biện pháp khắc phục hướng đến sự tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác nghiệp vụ tại đơn vị.
36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1, giới thiệu nội dung chính của cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ và kiểm soát chi trong đơn vị sự nghiệp công lập. Dựa vào báo cáo INTOSAI 2016, đưa ra các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB là: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát. Tham khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, tác giả nắm được khung lý thuyết cơ bản cần áp dụng cũng như nâng cao kiến thức bản thân về vấn đề nghiên cứu. Giúp đánh giá và định hướng phương pháp nghiên cứu làm nền tảng triển khai luận văn.
37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHI TẠI CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1 Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý của các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2.1.1 Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý
Các Bệnh viện tuyến tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương giao thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính như sau:
- Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và cấp cứu cho tất cả người dân trong và ngoài tỉnh, đảm bảo giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh. Thực hiện việc khám, giám định sức khỏe khi có yêu cầu từ người dân hoặc cơ quan có thẩm quyền.
- Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y.
- Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành và cấp giấy chứng nhận theo đúng chương trình đào tạo.
- Chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và cùng kết hợp với tuyến dưới để thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
- Đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của Bệnh viện theo đúng quy định của Nhà nước, không ngừng hồn thiện và phát triển nguồn lực hiện có đảm bảo cho sự phát triển của các Bệnh viện.
Các Bệnh viện tuyến tỉnh hiện nay của tỉnh Bình Dương gồm ba bệnh viện có sự khác nhau về chức năng, nhưng nhìn chung mục đích cuối cùng đều hướng tới chăm sóc sức khỏe tồn dân. Từ đó, UBND luôn tạo mọi điều kiện để các Bệnh viện có thể mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bịhiện đại, luôn quan tâm thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất cao thông qua việc ban hành nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 31/07/2019 quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, tập thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các Bệnh viện tuyến tỉnh không ngừng học tập, trao dồi chuyên môn nhằm nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho nhân dân, chú trọng đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao, đi đầu trong việc triển khai các kỹ thuật
38
chuyên sâu cũng như thường xuyên chuyển giao các kỹ thuật khó xuống tuyến dưới. Song hành với năng lực chuyên môn, việc nâng cao y đức cũng được chú trọng, đổi mới phong cách hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Các bệnh viện tuyến tỉnh được nghiên cứu trong phạm vi đề tài này là những đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vực y tế. Tổ chức bộ máy quản lý của bệnh viện được khái quát theo sơ đồ sau:
39
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Bệnh viện
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Ban Giám đốc của bệnh viện bao gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Trong đó Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Bệnh viện, chịu trách nhiệm trong việc điều hành và quản lý các hoạt động của bệnh viện. Bộ phận trực tiếp tham gia tác nghiệp là các khoa chuyên môn và các phòng chức năng của bệnh viện. Đứng đầu các khoa là trưởng khoa, điều dưỡng trưởng hoặc kỹ thuật viên trưởng. Việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn y tế sẽ diễn ra tại các khoa,
Giám đốc Phó Giám đốc Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng: -Khoa Khám bệnh; -Khoa Cấp cứu; -Khoa Hồi sức tích cực chống độc; -Khoa nội tổng hợp; -Khoa Phục hồi chức năng; -Khoa Y học cổ truyền; -Khoa Chẩn đốn hình ảnh; -Khoa Thăm dị chức năng; -Khoa Xét nghiệm; -Khoa Dược; ... Các phòng chức năng: - Phịng Kế tốn -Phịng Hành chính quản trị; - Phòng Vật tư – Thiết bị y tế -Phòng Kế hoạch tổng hợp; -Phòng Điều dưỡng; -Phòng Tổ chức cán bộ; …
40
các trưởng khoa có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và điều hành mọi hoạt động trong khoa. Khi có sự cố xảy ra tại khoa, trưởng khoa có phải kịp thời báo cáo cho Ban Giám đốc và các khoa, phịng có liên quan để kịp thời giải quyết.
2.1.2 Các bộ phận liên quan đến kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện
Giám đốc là người đứng đầu bệnh viện và chịu mọi trách nhiệm trong việc
thực hiện thanh toán các khoản chi tiêu. Sau khi nhận được các chứng từ đề nghị thanh toán từ KTT, Giám đốc phải tiến hành xem xét lại toàn bộ nội dung chi, nếu hợp lệ thì duyệt chi.
Phó Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện và
trước pháp luật về lĩnh vực cơng tác được phân cơng.
Các phịng chức năng, trong đó phịng Kế tốn là bộ phận tham mưu, giúp
Giám đốc thực hiện thanh toán, đối chiếu, quyết tốn nguồn kinh phí NSNN và nguồn thu sự nghiệp theo quy định; thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu về thu, chi; thực hiện cơng tác hạch toán kế toán về thu, chi và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bệnh viện giao; phịng Hành chính quản trị(HCQT) có nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch cơng tác của Bệnh viện và các khoa, phịng, lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa phòng, đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc, tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhà cửa, sửa chữa nhỏ theo kế hoạch và các nhiêm vụ khác do Giám đốc phân công. Căn cứ váo kế hoạch chung của Bệnh viện, phòng Vật tư – Thiết bị y tế lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế , sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện, tổ chức đấu thầu, mua sắm, sửa chữa, duy tủ, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời,… Các phòng còn lại như phòng Kế hoạch tổng hợp, phịng Tổ chức cán bộ, phịng Điều dưỡng nhìn chung đều là bộ phận tham mưu, quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công việc theo chức năng nhiệm vụ được phân cơng.
Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng có nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho từng
bệnh nhân theo từng lĩnh vực, chuyên môn y khoa; phối hợp với các phòng chức năng trong việc điều trị, khám chữa bệnh.
41
2.2 Tình hình cơng tác thực hiện thu – chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Nguồn thu hoạt động của các Bệnh viện chủ yếu dựa trên nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp, thu viện phí và bảo hiểm y tế.
Bảng 2.1: Tổng hợp ng̀n thu NSNN và viện phí, bảo hiểm y tế giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: triệu đồng
Đơn vị
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
NSNN Viện phí NSNN Viện phí NSNN Viện phí
Bệnh viện đa khoa tỉnh 87.295 453.976 56.064 460.874 48.085 465.096 Bệnh viện Y học cổ truyền 32.986 30.924 14.684 29.998 13.753 29.096 Bệnh viện Phục hồi chức năng 15.986 43.874 6.447 39.753 5.385 37.023 TỔNG 136.267 528.774 77.195 530.625 67.223 531.215
(Nguồn: Báo cáo quyết tốn kinh phí NSNN và Báo cáo tài chính các Bệnh viện giai đoạn 2018-2020)
Bảng 2.2 : Tổng hợp ng̀n chi NSNN và viện phí, bảo hiểm y tế giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: triệu đồng
Đơn vị
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
NSNN Viện phí NSNN Viện phí NSNN Viện phí
Bệnh viện đa khoa tỉnh 87.015 414.439 55.907 446.754 47.948 460.986 Bệnh viện Y học cổ truyền 31.907 30.875 14.669 29.887 13.689 29.003 Bệnh viện Phục hồi chức năng 15.897 33.567 5.380 38.521 4.295 36.986 TỔNG 134.819 478.881 75.956 515.162 65.932 526.975
(Nguồn: Báo cáo quyết tốn kinh phí NSNN và Báo cáo tài chính các Bệnh viện giai đoạn 2018-2020)
42
Căn cứ vào bảng tổng hợp thu chi NSNN và viện phí, bảo hiểm y tế giai đoạn 2018-2020 của 3 Bệnh viện, vào năm 2018 các đơn vị còn được nhà nước hỗ trợ NSNN để chi hoạt động bao gồm các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên với tổng số tiền là 136.267 triệu đồng, các Bệnh viện đã chi 134.819đ. Bên cạnh đó nguồn thu từ hoạt động khám chữa bệnh là 528.774 triệu đồng và với sự hỗ trợ từ ngân sách thì các Bệnh viện sử dụng nguồn thu để chi hoạt động là 485.078 triệu đồng. Tuy nhiên, theo quyết định xác định loại hình đơn vị sự nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, sau khi 3 Bệnh viện được giao quyền tự đảm bảo chi thường xun thì kinh phí từ NSNN giao năm 2019 là 77.195 triệu đồng, năm 2020 là 67.223 triệu đồng dẫn đến việc gây áp lực lên nguồn thu của Bệnh viện. Năm 2018 doanh thu từ viện phí 528.774 triệu đồng nhưng chi ra là 478.881 triệu đồng. Sang năm 2019 sau khi bị cắt giảm nguồn hỗ trợ chi thường xuyên từ NSNN, trong năm các Bệnh viện thu 530.625 triệu đồng nhưng chi ra 515.162 triệu đồng. Vào năm 2020 nguồn thu của các Bệnh viện đạt 531.215 triệu đồng, chi ra 526.975 triệu đồng. Từ năm 2018 từ việc được cấp NSNN cho các hoạt động chi thường xuyên sang năm 2019 các Bệnh viện phải tự đảm bảo, khi tình hình chưa ổn định, cuối năm 2019 đến cuối năm 2020 tình hình dịch bệnh covid-19 bùng phát mạnh mẽ trên toàn quốc, điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện khi người dân bị hạn chế ra ngoài. Tuy nhiên, dù lượng bệnh có giảm nhưng Bệnh viện phải đảm bảo cơng tác phịng chống dịch, đảm bảo an tồn cho nhân viên y tế dẫn đến chi phí dành cho mua sắm vật tư y tế (VTYT), trang thiết bị phòng dịch tăng đột biến.
2.3 Tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại các Bệnh viện hiện nay
Tại Việt Nam, chính sách tự chủ tài chính được tiến hành qua 02 giai đoạn: từ năm 2002 đến tháng 04/2006 (Nghị định số 10/2002/NĐ-CP) và từ tháng 05/2006 đến nay (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP). Tùy vào đặc điểm hoạt động của từng Bệnh viện, của từng địa phương sẽ có mức độ tự chủ tài chính khác nhau. Bên cạnh một số kết quả đạt được khi các Bệnh viện như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đại học y dược được giao quyền tự chủ là giúp các đơn vị chủ động hơn trong việc sử dụng các nguồn tài chính do được giao quyền chủ động trong việc sử dụng ngân sách chi
43
thường xuyên và nguồn thu nên các đơn vị đã điều tiết các khoản chi thoải mái và hiệu quả hơn. Qua đó, giúp thu nhập của các cán bộ công chức viên chức được cải thiện, thông qua cơ chế trả lương và thu nhập tăng thêm đã chú ý đến hiệu suất làm việc và trình độ năng lực kinh nghiệm của cán bộ cơng chức viên chức. Bên cạnh đó, hầu hết các Bệnh viện tự chủ đều có sự bố trí sắp xếp, điều chuyển, mở ra các loại hình dịch vụ mới phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Ngoài ra, các đơn vị cũng chú trọng đến việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có cũng như thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
Bên cạnh những kết qua đạt được, trong quá trình thực hiện tự chủ tại các Bệnh viện cũng còn tồn tại những bất cập như để tăng nguồn thu Bệnh viện tăng chỉ định sử dụng các xét nghiệm và trang thiết bị kỹ thuật cao, việc đầu tư trang thiết bị dưới dạng góp vốn với mọi hình thức, trong đó hình thức nhà đầu tư đặt máy cũng như độc quyền cung cấp hóa chất, VTYT tiêu hao, tăng nhập viện điều trị nội trú để tăng nguồn thu cho bệnh viện, lạm dụng thuốc, kéo dài thời gian điều trị cho bệnh nhân dẫn đến tăng chi phí điều trị. Trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản quy định về tự chủ thì hệ thống văn bản pháp quy và các công cụ quản lý cịn chưa hồn thiện, đồng bộ dẫn đến khó khăn trong q trình triển khai thực hiện. Ngồi ra, đội ngũ lãnh đạo của các đơn vị còn hạn chế trong công tác quản lý, quản trị bệnh viện dẫn đến nguy cơ gây thất thốt, lãng phí nguồn lực, tham nhũng,….
2.4 Thực trạng chung kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay
2.4.1 Khn khổ pháp lý thực hiện kiểm soát hoạt động chi
Kiểm soát hoạt động chi được dựa trên cơ sở pháp lý bao gồm các văn bản Luật và các văn bản dưới Luật như sau:
Ngày 25/06/2015 Quốc hội ban hành Luật số 83/2015/QH13 về ngân sách nhà nước có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017 và thay thế Luật số 01/2002/QH11, ngày 21/12/2016 Chính phủ ban hành Nghị định 163/2016/NĐ-