Tài sản hữu hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn 2008 2010 (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 : CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN

1.4.2 Tài sản hữu hình

Tính hữu hình là một thuộc tính của tài sản. Trong thực tiễn, tính hữu hình của tài sản được thể hiện dưới những hình thức như: nhà xưởng, thiết bị, máy móc và các phương tiện hữu hình khác. Những tài sản đó có thể sử dụng như là những tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng.

Nếu một doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình cao, doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ nhiều hơn các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình thấp. Vì các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình lớn có chi phí kiệt quệ tài chính thấp hơn trong trường hợp phá sản.

Lý thuyết về chi phí đại diện cũng giải thích mối quan hệ này. Jensen và Meckling (1976) cho rằng chi phí đại diện của các khoản nợ tồn tại khi một doanh nghiệp chuyển khoản đầu tư có rủi ro sau khi tăng nợ, và chuyển lợi ích từ trái chủ sang cổ đơng. Nếu tài sản hữu hình của một doanh nghiệp càng cao, những tài sản này có thể sử dụng làm tài sản thế chấp, giảm rủi ro gánh chịu các chi phí đại diện của trái chủ.

Như vậy, tính hữu hình hay tài sản thế chấp sẽ làm giảm sự bất cân xứng về thông tin và vấn đề đại diện vì những tài sản này sẽ đảm bảo lợi ích của trái chủ trong trường hợp thiếu thơng tin hoặc mâu thuẫn về lợi ích với cổ đơng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khơng có tài sản thế chấp sẽ có chi phí cao khi sử dụng nợ để tài trợ và kết quả là họ sẽ sử dụng vốn cổ phần để tài trợ.

Một thuộc tính của cấu trúc tài sản cũng liên quan đến giải pháp nhằm làm giảm vấn đề đại diện khi sử dụng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Theo nguyên tắc phù hợp, các khoản tài sản dài hạn được sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản nợ

dài hạn, còn các tài sản ngắn hạn được dùng để thế chấp các khoản nợ ngắn hạn. Nguyên tắc phù hợp này đặt ra vấn đề dự đốn về cấu trúc nợ theo thời gian.

Nói chung, những thuộc tính như tính hữu hình, cấu trúc tài sản, và tài sản thế chấp có cùng ý nghĩa khi giải thích việc lựa chọn cấu trúc vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn 2008 2010 (Trang 30 - 31)