GIẢI PHÁP KINH TẾ VĨ MÔ NHẰM HỖ TRỢ CHO VIỆC HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn 2008 2010 (Trang 123 - 125)

CHƯƠNG 1 : CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN

3.3 GIẢI PHÁP KINH TẾ VĨ MÔ NHẰM HỖ TRỢ CHO VIỆC HOÀN THIỆN

THIỆN CẤU TRÚC VỐN CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

3.3.1 Đảm bảo tính cơng khai minh bạch của thơng tin

Chất lượng thơng tin có vai trị quyết định trong việc thu hút các nhà đầu tư, quyết định sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Với sự ban hành Luật Chứng khốn, Chính phủ đã tạo khung pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhà đầu tư có quyền được biết rõ tình trạng của cơng ty và cơng ty cũng phải có trách nhiệm thơng tin một cách rõ ràng theo đúng luật pháp Việt Nam và chuẩn mực quốc tế để nhà đầu tư có cơ sở quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các công ty niêm yết chỉ chú trọng đến

tin tốt được cơng bố, cịn những thơng tin xấu thì tránh né, thậm chí nhiều cổ đơng chủ chốt cịn trục lợi trong việc cơng bố thông tin,…

Như vậy, việc công bố thông tin như thế trước mắt có thể làm lợi cho cơng ty nhưng sẽ làm cho thị trường chứng khốn khó phát triển chuyên nghiệp sau này, điều này sẽ gây tác động xấu ngược lại cho chính các cơng ty niêm yết. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang đối mặt với nhiều trở ngại thì thơng tin cần phải minh bạch và phải nhìn thẳng vào sự thật. Chính sự minh bạch tác động đến lịng tin của nhà đầu tư. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần phải có cơ chế giám sát, xử lý nghiêm khắc đối với công ty bị sai phạm, đồng thời Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần phải cải thiện hệ thống thông tin hiện tại và minh bạch hóa hoạt động của các cơng ty niêm yết để tạo niềm tin cho nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường phát triển. 3.3.2 Hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam

Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khốn, trong đó đặc biệt là vai trị của thị trường trái phiếu, thì việc thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm là cơ sở cho sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán ở các nước phát triển trên thế giới. Tại các nước có thị trường tài chính phát triển, thơng tin tín nhiệm đã có từ lâu và là các yếu tố khơng thể thiếu cho hệ thống tài chính. Trên thế giới có ở các quốc gia phát triển đều hình thành các tổ chức định mực tín nhiệm, ví dụ như ba tổ chức định mức tín nhiệm (CRA) quốc tế của Mỹ được biết đến nhiều nhất gồm: Moody’s, Standard and Poor’s và Fitch Ratings. Với tư cách là định chế tài chính trung gian, CRA là một tổ chức độc lập nhằm xem xét, phân tích và định hạng tín nhiệm của một đơn vị phát hành trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính. CRA khơng chỉ xếp hạng các doanh nghiệp mà cịn xếp hạng cả rủi ro của các quốc gia. Trong lúc đầu hình thành, CRA chỉ thực hiện đánh giá khả năng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một khoản nợ. Hiện nay, CRA được hoàn thiện và mở rộng hơn để xếp hạng rủi ro của tổ chức, cung cấp đánh giá tổng quát về chứng khốn nợ và chứng khốn vốn.

3.3.3 Chính sách tài chính tiền tệ

Chính phủ cần sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo các nguyên tắc thị trường. Tránh sử dụng các biện pháp hành chính can thiệp làm méo mó hoạt động của thị trường.

Phát triển thị trường vốn trung và dài hạn. Đa dạng các sản phẩm tài chính, khuyến khích các định chế tài chính trung gian phát triển các dịch vụ tài chính như mua bán nợ, chiết khấu thương phiếu, bảo hiểm, tư vấn tài chính,… đảm bảo sự vận hành an tồn, lành mạnh trên thị trường tài chính.

Hồn thiện và tăng cường tính hiệu lực của hệ thống pháp luật cho thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn 2008 2010 (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)