Hình 2. 9 : Các tiêu chí cần có trong sản phẩm đồ gỗ nội thất
1.2. Kinh nghiệm kinh doanh đồ gỗ dựa vào nghiên cứu hành vi tiêu dùng của một số quốc gia
1.2.1.1. Một số xu hướng tiêu dùng của người Mỹ đối với mặt hàng đồ gỗ nội thất
Mỹ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất hàng đầu thế giới. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (Furniture Industry Research Institute), sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ tăng bình quân 25,5% trong giai đoạn 2000- 2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010.
Nước Mỹ được phân chia thành 4 vùng miền : miền Bắc, miền Nam, miền Đông, miền Tây. Người tiêu dùng tại mỗi vùng miền có sở thích và thu nhập khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến quyết định sử dụng đồ gỗ nội thất cũng khác nhau. Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên, khí hậu giữa các vùng miền khác nhau cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về đồ gỗ nội thất khác nhau theo từng vùng.
Mặt khác, việc di chuyển từ bang này sang bang khác khi tìm việc làm, hoặc do yêu cầu của cơng việc cũng ảnh hưởng khơng ít đến nhu cầu sử dụng đồ gỗ nội thất của người dân Mỹ. Những người ở miền Bắc có xu hướng di chuyển nhiều hơn và họ
cũng ít khi chuyển cả đồ gỗ nội thất đi theo khi chuyển nhà. Các khách hàng ở vùng này dường như thích những sản phẩm đồ gỗ nội thất có kích thước nhỏ nhắn trong khi những người ở miền Nam lại thích những sản phẩm đồ gỗ nội thất có kích thước lớn và đồ sộ.
“Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện đại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó. Hàng đồ gỗ chạm khảm hoa lá hiếm khi thấy xuất hiện trên thị trường Mỹ, thậm chí những đường cong, đường uốn cũng phải được giảm thiểu một cách tối đa. Trang trí chủ yếu là các đường thẳng chìm hoặc nổi và các nắm tay câm to hình trịn bằng gỗ hoặc bằng đồng”(5) .
Một đặc tính quan trọng của người Mỹ là tối ưu hóa theo nhu cầu sử dụng có nghĩa là mọi thứ đều được tách ra và có giá riêng ( rất nhiều option). Giường cũng vậy. Có rất nhiều thiết kế, giường của Mỹ tách rời phần headboard ( đầu giường) riêng, họ có thể mua riêng về lắp vào thay cho cái cũ mà không cần phải mua nguyên 1 cái giường mới. Rất tiết kệm và thơng minh. Người Mỹ quan tâm đến sự hồn thiện sản phẩm một cách chu đáo, phong cách trang trí đơn giản và màu sắc thích hợp, thể hiện cách đánh bóng, độ mịn bề mặt, bản lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng.
Do sử dụng không gian rộng nên đồ gỗ nội thất thường có kích thước to và tạo sự ấn tượng về kích thước để lấp đầy khoảng khơng gian rộng đó. Giường ngủ chính thường có khổ 6 feet trở lên ( khoảng 1,8m) và với các chân giường có kích thước lớn tạo vẻ vững chãi. Nệm họ thường dùng đến 3 tầng nệm khách nhau gồm tầng lo xo, tầng đệm và tầng phủ bề mặt. Đôi khi 3 tầng này có độ dày tổng cộng trên 50cm. Tầng đệm cuối có tác dụng là khung chịu lực kiêm vạt giường nên bạn có thể thấy tại sao vạt giường của Mỹ thường chỉ có 3-5 thanh ngang và có vẻ rất mỏng manh. Tuy kết cấu giường to lớn nhưng nội thất Mỹ ít khi nào dùng ốc vít, họ sử dụng kết nối móc ngồm tự nhiên, nằm càng lâu móc càng chặt.
Phịng khách của người Mỹ thường được biết đến những bộ sofa to lớn có thể ngồi lọt thỏm. Nệm thì rất mềm mại và thường bọc vải có thể tháo rời. Bàn sofa cũng chọn những bạn có kích thước lớn, dài trên 120cm. Bàn góc sofa thường là sản phẩm khơng thể thiếu của bộ nội thất phịng khách.
Bộ tủ phòng ngủ của Mỹ thường gồm tủ dresser có gương ( ít dùng bàn trang điểm ) tủ hộc đứng, tủ đựng đồ trang sức, tủ đầu giường.
Phịng ăn của Mỹ thường là một cách bàn có kích thước lớn dài trên 5 feet ( trên 1,6m) và thường có khả năng kéo dài được. Họ thích bề mặt bàn là gỗ hoặc veneer chứ ít khi chuộng loại mặt kính. Ghế gỗ cũng là một lựa chọn của đa số khách hàng. 2 ghế ở 2 đầu bàn thường có dựa tay và dành cho người chủ của ngôi nhà. Bàn ăn tiêu chuẩn thường có chiều cao khoảng 30" ( 76cm). Tuy nhiên từ năm 2008, người Mỹ đã chuộng hơn các bộ bàn Pub( cao 90cm) và bộ bàn Bar( cao 105cm).