Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu xu hướng sử dụng đồ gỗ nội thất của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 73)

Hình 2. 9 : Các tiêu chí cần có trong sản phẩm đồ gỗ nội thất

2.5. Nghiên cứu thực trạng hành vi người tiêu dùng và đánh giá nhu cầu về mặt hàng đồ gỗ

2.5.1.2. Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu

Thiết kế mẫu: Đối tượng khách hàng nghiên cứu là người tiêu dùng ở thị trường TP.HCM, có độ tuổi là từ 18 trở trên. Mẫu được chọn là tất cả những người có thu nhập, có khả năng chi trả cho mặt hàng đồ gỗ nội thất nếu họ có nhu cầu.

Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp thuận tiện, bất cứ người nào thỏa điều kiện trên 18 tuổi đã sử dụng đồ gỗ hoặc đang có ý mua sản phẩm đồ gỗ nội thất. Nhưng chú trọng các khu vực tập trung nhiều cửa hàng phân phối và bán lẻ đồ gỗ nội thất.

Mô tả mẫu nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu khảo sát chi tiết được trình bày ở phần phụ lục 2, trong đó có chỉ ra một số đặc điểm về mẫu nghiên cứu như sau:

Trong tổng số 250 mẫu nghiên cứu có 186 phiếu hợp lệ, trong đó có 72 người là nam, chiếm tỷ lệ 38.7%, và 114 người là nữ, chiếm tỷ lệ là 61.3%. Trong đó có 72.6% đã kết hơn, 25.3% cịn độc thân và 2.2% đã ly hôn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng mua sắm đồ gỗ nội thất chủ yếu là trong độ tuổi lao động, từ 31 – 50 tuổi, chiếm 60.2% tổng số mẫu nghiên cứu, từ 18 - 30 tuổi chiếm 29.6% tổng số mẫu nghiên cứu. Và khách hàng có trình độ văn hóa cao cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số mẫu nghiên cứu (51.1% đã tốt nghiệp Đại Học và 31.7% đã tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao Đẳng).

Thu nhập bình quân hàng tháng của mẫu nghiên cứu rất đa dạng, từ dưới năm triệu đồng cho đến trên 35 triệu đồng, trong đó các đối tượng chiếm đa số có thu nhập là: từ 5 đến 15 triệu chiếm 41.9%, từ 15 đến 25 triệu chiếm 23.1%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu xu hướng sử dụng đồ gỗ nội thất của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)