Một số giải pháp vĩ mô giúp đẩy mạnh việc kinh doanh đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu xu hướng sử dụng đồ gỗ nội thất của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 92)

Hình 2. 9 : Các tiêu chí cần có trong sản phẩm đồ gỗ nội thất

3.3 Một số giải pháp vĩ mô giúp đẩy mạnh việc kinh doanh đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt

Bên cạnh các giải pháp vi mô mà các doanh nghiệp thực hiện, cũng cần có sự hỗ trợ của chính phủ để giúp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam khắc phục những nhược điểm của mình và việc chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ nội thất được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ đó cần được thể hiện qua các giải pháp vĩ mô sau:

3.3.1. Về nguồn vốn

- Vốn đầu tư tín dụng ưu đãi phải đảm bảo đủ nguồn vốn vay ngoại tệ với lãi suất thấp, với tỷ giá phù hợp từng giai đoạn để các doanh nghiệp gỗ có vốn lưu động mua gỗ nguyên liệu nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đảm bảo vốn đầu tư xây dựng cơ bản với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp và trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm nguyên liệu.

- Về vốn cho việc trồng rừng nguyên liệu: cần đảm bảo nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển nguyên liệu trong nước với lãi suất ưu đãi theo chu kỳ cây trồng, cuối chu kỳ mới trả cả gốc lẫn lãi, khơng tính lãi gộp. Nguồn vốn này đã được thể hiện trong quyết định của Ngân hàng phát triển, tuy nhiên việc giải quyết cho vay cịn khó khăn vì điều kiện cho vay còn khá chặt chẽ và nguồn vốn của Ngân hàng cũng còn hạn chế.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kho bãi, trạm, cảng,... từ Quỹ đầu tư tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư trồng rừng nguyên liệu.

3.3.2. Về nguyên liệu

Để chủ động về nguyên liệu, cần thực hiện các biện pháp sau: i) Nhập khẩu gỗ nguyên liệu

- Tiến hành sớm việc xây dựng các Trung tâm đầu mối nhập khẩu và cung cấp nguyên liệu(chợ gỗ) tại các vùng chủ yếu trong toàn quốc, tổ chức lại hệ thống cung cấp nguyên liệu ổn định. Về lâu dài cần tổ chức sản xuất kinh doanh ngành chế biến, xuất khẩu gỗ thành 3 tổ chức chuyên nghiệp đó là: cung cấp nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu.

- Tạo thị trường gỗ nguyên liệu nhập khẩu ổn định ở những nước có sự hợp tác song phương, liên kết khai thác với các hợp đồng dài hạn, chắc chắn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hợp pháp để phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường mà ngành chế biến gỗ đang muốn vươn tới.

ii) Cung ứng nguyên liệu trong nước:

- Đẩy mạnh đầu tư trồng rừng nguyên liệu, có chính sách khuyến khích và ưu đãi (về đất đai, vốn đầu tư, thuế...) để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào trồng rừng nguyên liệu tập trung, nhất là gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, nhằm chủ động về nguyên liệu và giảm dần lượng gỗ nhập khẩu hàng năm.

3.3.3. Về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

- Chính phủ cần định hướng khuyến khích phát triển ngành cơng nghiệp phụ trợ cho ngành gỗ như sơn, hóa chất, phụ kiện.. nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong nguồn nguyên liệu phụ trợ cho ngành gỗ, đồng thời giảm phần nhập khẩu loại nguyên liệu này, góp phần làm giảm nhập siêu cho quốc gia.

- Về lâu về dài, các ngành cơng nghiệp như sơn, hóa chất và phụ kiện còn giúp cho nhiều ngành nghề khác như xây dựng, trang trí nội thất có nguồn ngun liệu nội địa nhanh chóng và rẻ hơn so với hàng nhập khẩu.

3.3.4. Về công tác đào tạo, tập huấn, phổ cập

- Tăng cường đào tạo thợ có tay nghề, trình độ cao cho ngành chế biến gỗ. Tổ chức đào tạo lại công nhân của các doanh nghiệp để cạnh tranh với nguồn lao động nhập khẩu có tay nghề cao mà hiện nay các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng tuyển dụng ngày càng nhiều hơn.

- Mở rộng quy mô đào tạo, thực hiện việc liên kết đào tạo (trưởng, cơ sở, các tổ chức quản lý, các viện...), đổi mới chương trình đào tạo gắn với yêu cầu phát triển của sản xuất.

- Đào tạo và phát triển đội ngũ các nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm gỗ chuyên nghiệp và chuyên gia quản trị doanh nghiệp giỏi cho các doanh nghiệp.

- Xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới thông tin thị trường và kịp thời cung cấp thông tin thị trường TP.HCM, thị trường nội địa và thị trường quốc tế về sản phẩm gỗ cho các doanh nghiệp.

- Phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như: thông tin thị trường, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ, cấp chứng chỉ ISO, CoC- FSC, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu xu hướng sử dụng đồ gỗ nội thất của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)