Sơ lược về ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam sau cổ phần hóa (Trang 29)

2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam và quá

2.1.1. Sơ lược về ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Sau khi thành lập, NHNT đóng vai trị là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, thực hiện các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH về việc thành lập lại NHNT theo mơ hình Tổng cơng ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và NHNT đã chính thức chuyển đổi sang mơ hình ngân hàng thương mại quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mở rộng ra ngoài phạm vi tài trợ thương mại và ngoại hối truyền thống, phát triển xây dựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp.

Trải qua 47 năm xây dựng và trưởng thành, VCB đã phát triển và lớn mạnh theo mơ hình ngân hàng đa năng với quy mơ và phạm vi hoạt động cả trong nước và nước ngoài, cụ thể bao gồm: 1 Hội sở chính, 1 Sở Giao dịch, 69 Chi nhánh (trong đó có 05 Chi nhánh có quyết định thành lập trong năm 2009 chính thức hoạt động vào ngày 09/01/2010), 248 Phòng Giao dịch, 01 Trung tâm đào tạo, 03 công ty trong nước, 01 Cơng ty Tài chính ở Hồng Kông, 04 công ty liên doanh, 02 công ty liên kết với đội ngũ cán bộ là 10.340 ngườị Bên cạnh lĩnh vực tài chính ngân hàng, VCB cịn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kinh

doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của VCB tại 31/12/2009 lên tới 255,496 nghìn tỷ VND (tương đương 13,45 tỷ USD), tổng dư nợ đạt 141,6 nghìn tỷ VND (tương đương 7,45 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt 16,710 nghìn tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an tồn vốn (CAR) tối thiểu theo quy định.

VCB đặt mục tiêu sẽ trở thành tập đồn tài chính hàng đầu Việt Nam và là ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”.

Với sự nỗ lực và không ngừng phát triển, VCB được nhiều tổ chức đánh giá xếp loại tốt . Cụ thể như sau:

Các giải thưởng do tạp chí Asiamoney bình chọn năm 2009

- Best for innovative FX products and structured ideas (Ngân hàng tốt nhất cho các sáng kiến về các sản phẩm ngoại hối và tài trợ cấu trúc năm 2009)

- Best FX prime broking services (Nhà mơi giới chính tốt nhất trong dịch vụ ngoại hối năm 2009 )

- Joint #1 for Best single-bank electronic trading platform (Đồng vị trí số 1 cho giải thưởng Ngân hàng tốt nhất trên sàn giao dịch điện tử năm 2009)

- Best Local Cash Management Bank in Vietnam as voted by small and medium-sized corporates (“Ngân hàng nội địa quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam” năm 2009, do các doanh nghiệp vừa và nhỏ bình chọn)

- Best Domestic FX Bank in Vietnam, 2006-2008 (Ngân hàng nội địa kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam, giai đoạn 2006-2008” do các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính bình chọn)

Giải thưởng do tạp chí Trade Finance Magazine bình chọn năm 2009

- Best Local Trade Bank in Vietnam 2009 (Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại nội địa tốt nhất Việt nam)

Các giải thưởng trong nước

- Giải thưởng “Top 10 – thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín” lần thứ nhất năm 2009 do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Tạp chí Văn Hiến trao tặng.

- Giải thưởng “Thương hiệu chứng khốn uy tín – 2009” và “Top 20 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam” do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt

Nam, Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban chứng khốn Nhà nước, Tạp chí Chứng khoán và một số đơn vị phối hợp tổ chức, bình chọn.

- Giải thưởng “Thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tiêu biểu 2009” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phối hợp với Báo Đầu Tư tổ chức.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận: “Vietcombank đủ điều kiện hoạt động cung ứng các dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế”.

- Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hồ Bình được trao: Giải thưởng “Top 10 – Nhà hoạt động kinh tế đối ngoại tiêu biểu” lần thứ nhất năm 2009 do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Tạp chí Văn Hiến trao tặng; Danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2009” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức và trao tặng.

Cơ cấu bộ máy quản lý

Cơ cấu hoạt động của VCB được chia thành các khối hoạt động chịu sự quản lý thống nhất từ Trung ương tới các chi nhánh như sau:

hàng TMCP ngoại thương Việt Nam:

Hòa trong sự chuyển mình cả đất nước tiến vào hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thí điểm cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng ngoại thương đã có những nổ lực to lớn để chuẩn bị mọi điều kiện vật chất và tinh thần cho quá trình cổ phần hóa, thực hiện thận trọng từng bước để đảm bảo vừa không gây biến động lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, vừa tiếp tục hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả.

Năm 2005 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của tiến trình cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Kết quả trong 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngân hàng (2001 – 2005) đã gây dựng tiền đề vững chắc cho tiến trình cổ phần hóa: xử lý thành công nợ tồn đọng và nâng cao đáng kể năng lực tài chính; mở rộng hoạt động kinh doanh cả về chất và lượng; hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng và phát triển sản phẩm mới, trở thành ngân hàng dẫn đầu hệ thống ngân hàng trong nước về hệ thống công nghệ; đổi mới và kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực điều hành.

Ngày 21/9/2005, thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 230/2005/QĐ-TTg chính thức khai thơng lộ trình cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương. Ngân hàng Ngoại thương sẽ được cổ phần hóa theo từng bước:

- Thuê tổ chức tư vấn nước ngồi để thực hiện tư vấn cổ phần hóa ngân hàng: xác định giá trị ngân hàng, phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh, xây dựng lộ trình tăng vốn, tư vấn lựa chọn đối tác chiến lược và tổ chức phát hành.

- Giai đoạn 2006-2007: tiến hành bán cổ phần theo nhiều đợt, mỗi đợt không quá 10% vốn điều lệ để tăng vốn nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không thấp hơn 70%.

- Giai đoạn 2007-2010: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục bán cổ phần để tăng vốn điều lệ nhưng phải đảm bảo tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không thấp hơn 51%.

- Ngày 14 và 15/12/2005, được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương đã thực hiện thành cơng ngồi dự kiến đợt phát hành trái phiếu tăng vốn bằng đồng Việt Nam. Đây là loại trái phiếu kỳ hạn 5 năm, lãi suất được xác định qua đấu thầu lãi suất 6% và có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu khi ngân

biên độ tối đa cho phép đã được phát hành trong thời gian ngắn nhất. Trong số 1.374 tỷ đồng trái phiếu phát hành, tổ chức nắm giữ 840 tỷ đồng, cá nhân nắm giữ 534 tỷ. Sự thành công của đợt phát hành trái phiếu lần này cho thấy tín hiệu thị trường rất thuận lợi cho việc cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương trong thời gian tiếp saụ

Ngày 05/07/2006, Ban chỉ đạo cổ phần hóa Ngân hàng Vietcombank ký thông báo số 351/TB-BCĐ về việc VCB tiến hành đàm phán lựa chọn tư vấn tài chính quốc tế cổ phần hóa VCB.

Ngày 26/01/2007, Credit Suisse được chọn là tổ chức tư vấn cổ phần hóa VCB.

Ngày 12/02/2007, VCB và Credit Suisse ký hợp đồng tư vấn tài chính tại Hà Nộị

Ngày 26/09/2007, Quyết định số 1289/QĐ-TTg do Phú Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký về việc phê duyệt phương án Cổ phần hóa VCB.

Ngày 09/11/2007, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký công văn số 1693/TTg-ĐMDN về việc VCB thực hiện bán cổ phần lần đầu trong năm 2007.

Ngày 26/12/2007, VCB chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng với tổng số cổ phần chào bán là 6,5% vốn điều lệ, tương được 97.500.000 cổ phần thơng qua Sở Giao dịch chứng khốn TP.HCM. Kết quả chào bán cụ thể như sau:

- Cổ phần chào bán:

+ Tổng số cổ phần chào bán: 97.500.000 cổ phiếu

+ Tổng số cổ phần bán được thực tế: 94.319.274 cổ phần (đạt tỷ lệ 96,74%)

+ Tổng số tiền thu được thực tế: 10.146.182.246.500 VND + Giá bình quân thực tế: 107.572,70 VND

- Phát hành từ chuyển đổi Trái phiếu tăng vốn VCB năm 2005 + Giá chuyển đổi: 107.572,70 VND

+ Tổng số cổ phần bán từ chuyển đổi trái phiếu: 12.634.012 cổ phần + Tổng số tiền thu được: 1.359.074.782.830 VND

- Phát hành từ bán cổ phiếu với giá ưu đãi cho cán bộ công nhân viên: + Giá bán ưu đãi: 64.543,62 VND

+

+ Tổng số tiền thu được: 342.836.346.354 đồng

- Tổng số cổ phần bán được qua đợt IPO này là: 112.264.986 cổ phần, với tổng số tiền thu được là 11.848.093.375.684 VND.

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của VCB 2.2.1. Năng lực tài chính 2.2.1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của VCB trước và sau khi cổ phần hóa như sau:

2.2.1.1. Vốn tự có:

Tại thời điểm ngày 31/12/2006, vốn điều lệ của NHNT là 4.357 tỷ đồng. Khi bắt đầu xây dựng phương án cổ phần hóa thì việc xây dựng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được Ngân hàng Ngoại thương cân nhắc giữa các yếu tố:

- Đảm bảo các tiêu chí vốn tối thiểu theo chuẩn quốc tế

- Đảm bảo mức sinh lời trên vốn (ROE) đủ để hấp dẫn nhà đầu tư

- Mức vốn cần thiết để đầu tư và mở rộng hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam như là Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng.

Theo đó, Phương án cổ phần hóa của Ngân hàng Ngoại thương được Chính phủ phê duyệt mức vốn điều lệ xây dựng cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được lựa chọn là 15.000 tỷ VND.

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2010, vốn chủ sở hữu của VCB là 21.216 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 13.224 tỷ đồng, chiếm 62,33% vốn chủ sở hữụ Điều này cho thấy, vốn chủ sở hữu của VCB chủ yếu là vốn điều lệ, ngồi ra cịn có các quỹ, chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận chưa phân phối…

Nếu so mức vốn điều lệ với năm 2006 (thời điểm trước cổ phần) thì vốn điều lệ của VCB đã tăng lên 4,87 lần.

Cổ đông lớn nhất của VCB tại thời điểm ngày 31/12/2010 là SCIC (đại diện sở hữu của Nhà nước), nắm giữ 90,72% vốn điều lệ. Tỷ lệ nắm giữ bởi tổ chức và cá nhân nước ngoài chỉ chiếm 2,45% vốn điều lệ. Dự kiến trong thời gian tới, sau khi kết thúc đàm phán với các đối tác nước ngoài, tỷ lệ này sẽ được tăng lên và tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước sẽ giảm tương ứng.

STT Cổ đông sở hữu Số cổ phần Số lượng Tỷ lệ 1 SCIC (đại diện vốn Nhà nước) 1.199.666.918 1 90,72%

2 Tổ chức, trong đó 75.810.126 273 5,74%

Tổ chức trong nước 39.346.852 200 2,98%

Tổ chức nước ngoài 36.463.274 73 2,76%

3 Cá nhân, trong đó: 46.894.408 20.509 3,54% Cá nhân trong nước 45.540.735 20.028 3.44%

Cá nhân nước ngoài 1.353.673 481 0,1%

Tổng cộng 1.322.371.452 20.783 100,0%

(Nguồn: bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng năm 2010)

2.2.1.2. Chất lượng tài sản Có:

Để đo lường chất lượng tài sản Có, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vaỵ

Bảng 2.2: Tổng hợp chất lượng tài sản Có của VCB các năm 2006 – 2010

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Dư nợ cho vay 67.743 97.532 112.792 141.621 176.814

Nợ xấu 1.624 3.692 5.385 3.499 4.980

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ 2,40% 3,87% 4,69% 2,47% 2,81%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB qua các năm 2006-2010)

Từ bảng tổng hợp trên ta nhận thấy:

Trong năm từ 2006 đến 2007, là giai đoạn VCB đang phấn đấu để nâng chất lượng tài sản Có, chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa nên chất lượng tài sản Có tăng lên thể hiện ở nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu giảm.

Chất lượng tài sản Có của VCB năm 2008 bị giảm so với năm 2007 (tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ tăng từ 3,87% lên 4,69%). Tỷ lệ nợ xấu của VCB cũng như các ngân hàng khác đều tăng lên trong năm 2008 là do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng.

Sang năm 2009 chất lượng tín dụng của VCB tăng lên đáng kể. Tại thời điểm ngày 31/12/2009 tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ cho vay là 2,47% - thấp hơn nhiều so với mức 4,69% vào cuối năm 2008. Để được thành quả này VCB đã khơng ngừng phấn

trưởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng…; áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro v.v..

Năm 2010 chất lượng tín dụng của VCB có phần bị giảm do sự khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là ngành ngân hàng.

Với quan điểm thận trọng, VCB đã phân loại nợ khá chặt chẽ theo quy định của NHNN và đã trích đầy đủ dự phịng cho số nợ có nguy cơ tiềm ẩn.

Bảng 2.3 : Phân tích dư nợ

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Ngày 31/12/2009 Ngày 31/12/2010

Nợ đủ tiêu chuẩn 130.088.700 150.540.431

Nợ cần chú ý 8.033.742 17.293.379

Nợ dưới tiêu chuẩn 440.649 996.898

Nợ nghi ngờ 394.977 300.388

Nợ có khả năng mất vốn 2.663.058 3.682.810

Tổng cộng 141.621.126 176.813.906

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB năm 2010)

Đến thời điểm 31/12/2010, số dư Quỹ dự phòng rủi ro theo Báo cáo tài chính hợp nhất là 5.670 tỷ đồng trong đó dự phịng chung là 1.276 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 4.394 tỷ đồng.

2.2.1.3. Khả năng sinh lời:

Bảng 2.4: Tổng hợp khả năng sinh lời

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Lợi nhuận sau thuế 2.877 2.381 2.711 3.944 4.221 Tốc độ tăng lợi nhuận so với năm

trước (%)

123% -21% 12% 45% 7%

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu – ROE

25,86% 17,6% 19,44% 23,60% 19,89% Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản – ROA 1,72% 1,21% 1,22% 1,54% 1,37%

2877 2.380 2.711 3.921 4.221 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam sau cổ phần hóa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)