Tăng cường năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam sau cổ phần hóa (Trang 76 - 79)

3.3. Giải pháp cụ thể:

3.3.1. Tăng cường năng lực tài chính

Có thể nói, VCB là một trong những ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, các ngân hàng ngày

càng cạnh tranh quyết liệt, các ngân hàng trong nước không ngừng tăng vốn, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần.

Bên cạnh đó, việc gia nhập các tổ chứng thương mại thế giới như: WTO, AFTA…sẽ dẫn đến sự gia nhập vào cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài, với nhiều kinh nghiệm, tài chính mạnh.

Trong thời gian gần đây (ngày 31/8/2010), hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã công bố bảng xếp hạng tín nhiệm của 4 ngân hàng, trong đó có VCB. Theo đó, Fitch đã hạ mức tín nhiệm của VCB từ mức “D” (ngân hàng có nhiều điểm yếu do nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài) xuống “D/E” và loại VCB ra khỏi diện cần xem xét trong thời gian tớị Hãng này cũng xác nhận mức xếp hạng hỗ trợ (Support Rating) của VCB là “4”. Việc hạ mức xếp hạng hỗ trợ được Fitch giải thích từ sự suy yếu trong bảng cân đối kế toán do tăng trưởng tín dụng quá mạnh trong khi chất lượng tín dụng thấp. Bên cạnh đó VCB đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểụ

Do đó, VCB cần phải có những giải pháp để nâng cao năng lực tài chính, cũng như nâng cao tỷ lệ an tồn vốn của mình, dựa trên những thuận lợi ngân hàng được cổ phần hóa từ NHTM NN.

3.3.1.1. Tăng vốn điều lệ và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn:

Tăng vốn từ bên trong:

Việc tăng vốn từ bên trong chủ yếu được tăng từ lợi nhuận giữ lạị Lợi nhuận sau một năm kinh doanh không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn kinh doanh.

VCB là ngân hàng mạnh, lợi nhuận của VCB sau cổ phần luôn đạt trên 2.000 tỷ đồng, đặc biệt năm 2010 đạt 4.221 tỷ đồng, đây là nguồn vốn bổ sung rất lớn cho VCB.

Khi sử dụng phương pháp này có ưu điểm: - Khơng tốn kém chi phí

- Khơng làm lỗng quyền kiểm sốt của ngân hàng - Khơng phải hồn trả

- Giúp ngân hàng khơng phụ thuộc vào thị trường vốn.

Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp tăng vốn nội bộ, VCB cũng cần chú ý đến phản ứng của cổ đơng vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của đông.

Do vậy, bên cạnh việc phân chia cổ tức cho cổ đồng bằng cổ phiếu thưởng nhằm mục đích tăng vốn VCB cần phải phân chia một phần bằng tiền mặt.

Tăng vốn từ bên ngoài:

Sau khi cổ phần hóa và việc VCB chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM là điều kiện tốt để VCB huy động vốn từ các cổ đơng: cổ đơng trong nước, cổ đơng nước ngồị

Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, thị trường chứng khoán VN đang đương đầu với những thử thách rất lớn, các chỉ số VNINDEX, HNX INDEX không ngừng hạ xuống, giá cổ phiếu của VCB đã giảm đáng kể. Do đó việc phát hành cổ phiếu phổ thơng nhằm tăng vốn không nên thực hiện trong điều kiện hiện nay

- Bên cạnh đó, VCB cũng có thể thực hiện việc phát hành trái phiếu chuyển đổị

- Kêu gọi nhà đầu tư chiến lược nước ngoài:

Theo kế hoạch CPH, VCB bán 10-15% cho 2-3 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nhưng hiện nay vẫn chưa thực hiện.

VCB cần nhanh chóng lựa chọn đối tác chiến lược nước ngồi, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thơng quạ Kinh nghiệm lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của các NHTM NN Trung Quốc chỉ ra rằng giá bán cổ phần không phải yếu tố quan trọng, mà quan trọng phải lựa chọn được đối tác phù hợp, có chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, và phù hợp với chiến lược phát triển của VCB.

3.3.1.2. Nâng cao chất lượng tài sản

Mặc dù sau khi cổ phần, VCB có nổ lực rất lớn trong công tác quản lý tín dụng, đưa ra nhiều biện pháp nhằm để nâng cao chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn không ngừng giảm qua các năm. Tuy nhiên, so với các NHTM khác, đặc biệt là các NHTM CP thì tỷ lệ này cịn cao hơn nhiềụ Do đó, VCB cần đề ra nhiều biện pháp nhằm kiểm sốt tín dụng, nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng. Đề nâng cao chất lượng tín dụng, VCB cần phải:

- Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm tra tín dụng

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm đảm bảo, nắm bắt theo dõi đúng tình hình sử dụng vốn của khách hàng để từ đó có biện pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn nói riêng và nợ xấu nói chung.

Đặc biệt, cần chú ý đến tính khả thi của dự án, hạn chế tư tưởng quá coi trọng tài sản thế chấp nợ vaỵ

- Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, cán bộ tín dụng theo hướng giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện tốt công việc. Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng, là cơ sở để hạn chế rủi rọ

- Nghiên cứu và hoàn thiện hơn quy định về trích lập dự phịng rủi ro tính dụng sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Quỹ này được hình thành bằng cách trích lập rồi hạch tốn vào chi phí hoặc trích lập từ thu nhập ròng từ lãị

3.3.1.3. Khả năng sinh lời

Mục tiêu sau cùng của các ngân hàng là nhằm hướng tới lợi nhuận. VCB là ngân hàng có lợi nhuận tốt so với các ngân hàng khác, cũng như các chỉ tiêu ROA, ROẸ Tuy nhiên, các ngân hàng khác cũng không ngừng đưa ra các biện pháp để tăng lợi nhuận. Do đó, khơng ngừng nâng cao lợi nhuận, hoàn thiện các chỉ tiêu ROA, cũng như ROE cần được xem là mục tiêu cần thực hiện.

Hơn nữa, khi khả năng sinh lời được tăng lên, cổ phiếu của VCB trở thành một trong những cổ phiếu được cổ đơng quan tâm. Khi đó, việc huy động vốn của VCB đã dễ dàng và thuận lợi, với thị giá tốt.

Để tăng khả năng sinh lời, VCB cần:

- Tăng cường thực hiện nhiều biện pháp, pháp triển nhiều dịch vụ nhằm tăng doanh thu cho ngân hàng.

- Thực hiện chi tiêu hợp lý, đúng quy định trên tinh thần tiết kiệm. Thực hiện tiết kiệm là khơng chi tiêu hoang phí, chi tiêu vào những việc không cần thiết chứ không phải không chi tiêụ Những việc cần chi tiêu thì khơng tiết kiệm như: chi đào tạo nhân viên, chi lương nhân viên…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam sau cổ phần hóa (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)