Sau khi gia nhập WTO, sự cạnh cạnh giữa các ngân hàng trở nên khóc liệt, đặc biệt là cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngồị Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong nước cần có sự phản hồi đúng hướng từ Chính phủ, cũng như sự nỗ lực từ chính bản thân các ngân hàng.
- Về phía Chính phủ:
+ Tạo mơi trường kinh doanh tiền tệ cơng bằng mang tính thị trường để tăng cường năng lực cạnh tranh bình đẳng cho các NHTM trong q trình tự do hóa theo một q trình có kiểm sốt: cải cách lãi suất nhằm đưa các mức lãi suất về sát cung cầu thị trường, tự do hóa lãi suất thị trường liên ngân hàng, dỡ bỏ các hạn chế đối với việc cho vay bằng ngoại tệ. Đồng thời, Chính phủ đưa ra các tiêu chuẩn kế toán tiến đến gần tiêu chuẩn kế toán quốc tế cho các ngân hàng nhằm tăng cường sự giám sát tài chính.
+ Chính phủ cũng cần có biện pháp để hỗ trợ tăng cường năng lực tài chính của các NHTM như: tăng vốn cho các NHTM để đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn theo thơng lệ quốc tế bằng hình thức phát hành trái phiếu, cổ phần hóa các ngân hàng thương mại, khuyến khích các NHTM bán một phần cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, xử lý nợ khó địi, nợ xấu của các NHTMNN. Khi thực
hiện cổ phần hóa, bán cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cần chú ý tránh bị tư nhân hóa, tránh sự thống lĩnh của các ngân hàng nước ngồị
- Về phía các Ngân hàng thương mại: để tăng cường năng lực cạnh tranh, các NHTM cần thực hiện chiến lược “xi măng và con chuột”:
+ Không ngừng tăng cường năng lực công nghệ, áp dụng các hệ thống ngân hàng hiện đạị Các hệ thống này cần đảm bảo để triển khai các dịch vụ mới, khả năng lưu trữ hoàn toàn tự động và an toàn dữ liệu, hồ sơ đồng thời hỗ trợ để các ngân hàng phân tích, kiểm tra nội bộ, chú trọng bảo mật thông tin.
+ Phát triển các sản phẩm mới, các sản phẩm có tính đột phá dựa trên công nghệ ngân hàng hiện đại để chiếm lĩnh thị phần, tận dụng lợi thế là các ngân hàng thương mại trong nước dễ dàng chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng nội địa do có sự am hiểu truyền thống, tập quán văn hóa xã hộị
+ Tuyển dụng những nhân viên giỏi, thành thạo nghiệp vụ để đưa vào thực hiện các dịch vụ mới của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
- Chương 1 đã tiến hành nghiên cứu các lý luận chung về cạnh tranh.
Cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng. Năng lực cạnh tranh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: quá trình hội nhập, tiến bộ khoa học công nghệ, nhu cầu địi hỏi từ phía khách hàng và tăng trưởng của nền kinh tế.
Để đánh giá năng lực cạnh tranh người ta thường dựa vào một số chỉ tiêu như: năng lực tài chính; năng lực công nghệ; nguồn nhân lực; năng lực quản trị và điều hành; mạng lưới chi nhánh; mức độ đa dạng hóa dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng.
Một trong giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là cổ phần hóạ Cổ phần hóa sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại nhà nước giải quyết được các tồn tại vốn có của mình.
- Bên cạnh đó, luận văn tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước để từ đó đưa ra một số kinh nghiệm để áp dụng cho các NHTM tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN