6. Cấu trúc đề tài
1.2. Những vấn đề chung về huy động vốn
1.2.7. Các tiêu chí đo lường và đánh giá hiệu quả huy động vốn
1.2.7.1. Đánh giá thông qua quy mô huy động vốn
Quy mô huy động vốn là sự phát triển của tổng doanh số huy động vốn vào cuối kỳ hay huy động vốn bình qn trong kỳ. Đây là tiêu chí mang tính chiến lược mà tổ chức đã đạt được và đưa kế hoạch định hướng trong năm tiếp theo, hay dùng để đo lường so sánh sự phát triển mức huy động vốn của năm thực hiện với năm kế hoạch và một kỳ hạn này với một kỳ hạn khác. Từ đó thấy được những hạn chế, tồn tại và đưa ra những giải pháp chiến lược hạn trong việc phát triển huy động vốn. 1.2.7.2. Đánh giá thông qua cơ cấu huy động vốn
Cơ cấu huy động vốn có thể được phân chia theo nhiều tiêu chí như kỳ hạn, đối tượng, loại tiền gửi ... cụ thể như sau:
Phân theo kỳ hạn: Huy động vốn ngắn hạn là khoảng thời gian huy động
vốn của ngân hàng dưới mười hai tháng. Huy động vốn trung và dài hạn là khoảng thời gian huy động vốn từ mười hai tháng trở lên.
Phân theo đối tượng huy động vốn
Huy động vốn từ đối tượng khách hàng cá nhân, là những cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và sinh lời, hoặc thực hiện mục đích thanh tốn chuyển khoản qua ngân hàng...
Huy động vốn từ đối tượng khách hàng doanh nghiệp, là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, liên doanh, những tập đồn kinh tế lớn ...có nguồn tiền chưa sử dụng vào mục đích kinh doanh thì gửi ngắn và dài hạn vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và sinh lợi
Đối tượng huy động vốn khách hàng là các định chế tài chính, là các cơng ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ, cơng ty đầu tư tài chính, ngân hàng phát triển..
Phân theo loại tiền gửi:
Huy động vốn bằng Việt Nam đồng: phổ biến đối với khách hàng cá nhân vì đa số lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư tồn tại dưới dạng VND.
Huy động vồn bằng ngoại tệ: hình thức này chủ yếu là nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế có nguồn thu từ xuất khẩu, trong đó chủ yếu là Đơ la Mỹ, Bảng Anh và Euro.