Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến khả năng gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 36 - 40)

6. Cấu trúc đề tài

2.1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên

An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau), là nơi đầu tiên dịng sơng Mê Kơng chảy vào địa phận Việt Nam (được tách thành 2 nhánh sơng Tiền và sơng Hậu). Phía Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km (có khu kinh tế cửa khẩu được xác định là một trong 9 khu kinh tế trọng điểm quốc gia, với 3 khu vực cửa khẩu được đưa vào trọng điểm là Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Khánh Bình), phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía Đơng Nam giáp thành phố Cần Thơ.

Diện tích tồn tỉnh năm 2010 là 3.536,76 km2, bằng 1,06% diện tích tồn quốc và bằng 8,71% diện tích tồn vùng ĐBSCL (đứng thứ 4 trong Vùng). Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện là An Phú, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn và Tịnh Biên, với 156 đơn vị xã, phường, thị trấn.

Cộng đồng dân cư của tỉnh An Giang sống tập trung vùng lưu vực sơng Hậu nhiều hơn phía sơng Tiền bởi cơ sở hạ tầng tốt hơn như đường giao thơng bộ, bệnh viện, trường học, chợ, bưu chính viễn thơng,… Đất ni trồng thủy sản vùng lưu vực sơng Hậu tỉnh An Giang có rất nhiều tiềm năng (về diện tích và năng suất), chủ yếu là đất canh tác nơng nghiệp. Với những lợi thế có được ngành nơng nghiệp phát triển rất mạnh và là một trong những ngành kinh tế chủ lực của Tỉnh.

2.1.2 Về tình hình kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong những năm qua

Bảng 2-1: Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 14,20 6,82 10,12 8,81

3. Tốc độ tăng trưởng CN - XD (%) 15,57 11,85 20,08 11,67

4. Cơ cấu kinh tế

Nông nghiệp (%) 37,16 31,51 33,46 33,53

Công nghiệp - xây dựng (%) 11,45 12,31 12,82 11,33

Dịch vụ (%) 51,39 52,18 53,72 53,14

5. Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 750 600 800 830 6. Xuất nhập qua biên giới (triệu USD) 1.100 800 1.053 1.134 7. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (tỷ

đồng) 30.468 32.135 40.864 36.443

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2012

Tốc độ tăng trưởng của An Giang năm 2011 đạt 8,81% chủ yếu từ nguồn thu xuất khẩu và kinh tế mậu biên, An Giang có 4 cửa khẩu chính với Campuchia (02 Quốc gia + 02 Quốc tế), tổng giá trị xuất nhập qua biên giới trên 1 tỷ USD, tăng bình quân 13%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Cửa khẩu An Giang có vai trị tích cực trong việc tập trung hàng hóa đẩy mạnh vào thị trường Campuchia. Xuất khẩu hàng hóa nơng sản với các mặt hàng chủ lực gạo, thủy sản, rau quả. Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2011 đạt 380 triệu USD. Thị trường gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thương mại nội địa nhộn nhịp, đứng vào bậc nhất của ĐBSCL với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2011 đạt 36,44 ngàn tỷ đồng và giảm bình quân 10%/năm giai đoạn 2006 - 2010.

2.1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đến tháng 6 năm 2012.

Mặc dù trong 6 tháng đầu năm phải đối mặt với những yếu tố bất lợi, nhiều rủi ro thiên tai, dịch bệnh nhưng với những chủ trương, giải pháp kịp thời của Chính phủ, sự chủ động trong chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nổ lực, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, đặc biệt sự góp sức của doanh nghiệp và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, kinh tế của tỉnh tiếp tục giữ mức tăng trưởng ổn định, văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh trật tự - an toàn xã hội được đảm bảo.

Bảng 2-2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 như sau: Chỉ tiêu KH năm 2012 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 GDP (%) 12,5 8,81 7,04

Khu vực Nông – lâm – thủy sản (%) 3,90 2,53 0,39

Khu vực Công nghiệp – Xây dựng (%) 16,00 10,17 5,10

Khu vực dịch vụ (%) 15,05 11,49 10,70

Nguồn: Báo cáo sơ kết tình hình hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 của NHNN tỉnh An Giang.

Sản xuất nông, lâm, thủy sản: Tổng diện tích gieo trồng là 514.363 ha, trong

đó lúa 473.634 ha tương đương cùng kỳ (vụ Mùa: 5.704 ha, Đông Xuân: 235.920 ha, Hè Thu: 232.010 ha); mùa 40.729 ha. Vụ lúa mùa và vụ Đơng Xn, tồn tỉnh đã thu hoạch dứt điểm với sản lượng chung đạt gần 1,77 triệu tấn, giảm khoảng 20 ngàn tấn so với cùng kỳ (tương đương 1,13%) do ảnh hưởng mưa bão vào thời điểm thu hoạch, kèm theo tình hình dịch bệnh bộc phát nhiều nơi, năng suất giảm nhẹ 1,1 tạ/ha so với cùng kỳ và đạt mức trung bình 7,4 tấn/ha.

Sản xuất cơng nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 6

tháng năm 2012 tăng 6,49% so với cùng kỳ; chia theo ngành: Công nghiệp khai thác mỏ tăng 15,76%, công nghiệp chế biến tăng 5,96%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước, nước đá tăng 12,41%. Ước tính giá trị sản xuất cơng nghiệp (giá so sánh 2010) 6 tháng năm 2012 đạt 14.314 tỷ đồng, trong đó ngành cơng nghiệp khai thác mỏ đạt 453 tỷ đồng; ngành công nghiệp chế biến đạt 13.293 tỷ đồng; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước, nước đá đạt 586 tỷ đồng. Ước tính giá trị sản xuất theo giá thực tế 6 tháng năm 2012 đạt 19.427 tỷ đồng trong đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ đạt 638 tỷ đồng; ngành công nghiệp chế biến đạt 18.003 tỷ đồng; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước, nước đá đạt 785,7 tỷ đồng.

Đăng ký kinh doanh và thu hút đầu tư: Đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh cho 218 doanh nghiệp và 71 chi nhánh- văn phòng đại diện, giảm 21 doanh nghiệp (6,74%) so cùng kỳ; tổng vốn đăng ký doanh nghiệp 827 tỷ đồng, giảm

1.389 tỷ đồng (62,68%) so cùng kỳ. Song song đó, có 52 doanh nghiệp và 41 chi nhánh – văn phòng đại diện tiến hành làm thủ tục giải thể. Hiện tại, trên điạ bàn tỉnh có 5.716 doanh nghiệp đăng ký hoạt động (bao gồm 2.429 doanh nghiệp tư nhân, 1.469 công ty trách nhiệm hữu hạn, 253 công ty cổ phần, 1.025 công ty trách hiệm hữu hạn một thành viên) và 1.430 chi nhánh- văn phòng đại diện; với tổng vốn đăng ký là 31.404 tỷ đồng. Tổng số hộ kinh doanh cá thể hiện có là 80.750 hộ, với tổng vốn đăng ký 5.122 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 200.000 lao động.

Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản: đến tháng 06/2012 toàn tỉnh đã giải

ngân được trên 827 tỷ đồng đạt 40,48% kế hoạch, trong đó, nguồn vốn ngân sách địa phương được 818 tỷ đồng, đạt 43,7% kế hoạch; vốn hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân sách Trung ương được 9 tỷ đồng, đạt 9,87% kế hoạch. Đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đến nay vẫn chưa được giải ngân mặc dù Quyết định 368/QĐ-TTg ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 và năm 2012 cho phép nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2012 được thanh toán đến ngày 30/04/2012 nhưng vẫn làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án.

Thương mại- dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng 30.821 tỷ đồng, tăng 26,9% so cùng kỳ và đạt 39% kế hoạch; lượng khách tham quan du lịch trên địa bàn tình đạt khoảng 4 triệu lượt người, giảm 8,9% so cùng kỳ, nhưng khách lưu trú và lữ hành đạt gần 222.000 lượt (tăng 14,9%), khách du lịch quốc tế đạt gần 32.200 lượt (tăng 24%), doanh thu của các doanh nghiệp du lịch đạt trên 139 tỷ đồng (tăng 21,1%). Tốc độ trượt giá 5 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh là 2,58%, thấp hơn so với tốc độ trượt cùng kỳ năm 2011 (12,21%); so với cùng kỳ chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2012 là 6,89%, chỉ bằng khoảng 1/3 so với tháng 5/2011 (19,63%).

Ước kim ngạch 6 tháng đầu năm 2012 đạt 400 triệu USD đạt 45,5% kế hoạch. Một số mặt hàng xuất khẩu chính như: Gạo ước xuất 217.000 tấn, kim ngạch đạt 101 triệu USD (so kế hoạch năm đạt 36,1% về lượng và 33,6% về kim ngạch); thủy sản ước xuất 74.000 tấn, kim ngạch đạt 210 triệu USD (đạt 44,8% về lượng và 45,1% về kim ngạch); rau quả đông lạnh (đạt 25% về lượng và 25% về kim

ngạch); hàng may mặc ước xuất 7,6 triệu sản phẩm, kim ngạch 32 triệu USD (đạt 60,8% về lượng và 64% về kim ngạch)… về nhập khẩu, kim ngạch ước khoảng 45 triệu USD tăng 9,7% so với cùng kỳ và đạt 33,3% kế hoạch năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là nguyên vật liệu phục vụ dệt, may mặc, chế biến thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu …

Tài chính, ngân sách: Cơng tác thu chi, quản lý ngân sách được đảm bảo và kịp thời. Ước thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm là 2.762 tỷ đồng, đạt 57,66% dự toán năm và tăng 18,75% so cùng kỳ; trong đó, thu nội địa đạt gần 1.790 tỷ đồng, tăng gần 5,2% so cùng kỳ, thu thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt đạt gần 35 tỷ đồng, gấp 2 lần so với cùng kỳ, thu xổ số kiến thiết đạt 555 tỷ đồng đạt gần 85,4% dự toán và tăng trên 56% so cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương 3.911 tỷ đồng, đạt trên 52,5% dự toán, tăng

18,5% so cùng kỳ; trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản trên 697 tỷ đồng tăng gần 3,9% so cùng kỳ, chi thường xuyên đạt 2.257 tỷ đồng tăng gần 13% so cùng kỳ. Các đơn cị sử dụng ngân sách nhà nước đã thực hiện tiết kiệm 10% theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ; đồng thời tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà Nước trong lĩnh vực sử dụng ngân sách trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến khả năng gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)