Yếu tố từ phía khách hàng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến khả năng gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 31 - 33)

6. Cấu trúc đề tài

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các NHTM

1.3.2. Yếu tố từ phía khách hàng:

Những yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến khả năng gửi tiền của khách hàng. Từ đó, tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng, vì cho dù ngân hàng có chiến lược để thu hút khách hàng gửi tiền tốt như thế nào mà người dân khơng có tiền gửi thì cũng khơng thể huy động vốn được.

Tuổi của khách hàng: Những người thành đạt là những người đã có nhiều

năm cơng tác, làm việc nên trong q trình làm việc đó họ sẽ tích lũy được tiền nên họ thường có khoản tiền nhàn rỗi. Vì vậy, ngân hàng có thể thu hút đối tượng khách hàng này gửi tiền. Hơn nữa, những người lớn tuổi thường có tâm lý thận trọng, không dám mạo hiểm đầu tư hay chi tiêu thoải mái như những người trẻ tuổi. Nên đây là đối tượng có nhiều khả năng gửi tiền và ngân hàng cũng có nhiều khả năng thu hút được khách hàng này gửi tiền.

Thu nhập của khách hàng: Khách hàng có thu nhập càng nhiều thì khả năng gửi tiền được cũng nhiều hơn so với người có thu nhập thấp. Do vậy, ngân hàng cần phải xác định lại chiến lược phân khúc khách hàng để có biện pháp thu hút tiền gửi từ những người có thu nhập cao như: nhóm gửi tiền để chờ cơ hội kinh doanh, nhóm gửi tiền dạng tích lũy cho những nhu cầu trong tương lai, nhóm gữi tiền dưỡng già hay nhóm người gữi tiền vì mục đích an tồn.

Giá trị tài sản của khách hàng: Những người có nhiều tài sản chứng tỏ họ

là những người giàu có. Do đó, khả năng tích lũy cũng như khả năng gửi tiền của họ rất cao. Ngược lại, những người có tài sản giá trị thấp thì khả năng tích lũy cũng thấp. Do vậy, ngân hàng khó huy động được nhiều tiền gửi từ đối tượng khách hàng có giá trị tài sản thấp.

Trình độ học vấn của khách hàng: Người có trình độ càng cao là những

người có cơng việc tốt hơn, từ đó, thu nhập của họ cũng tốt hơn. Hơn nữa, người có trình độ cao thì mức độ am hiểu thủ tục của ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ tiện

ích mà ngân hàng đem lại càng cao nên họ thường xuyên giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là mở tài khoản gữi tiền để sử dụng các tiện ích đó. Nên ngân hàng cũng nên đưa ra sản phẩm theo nghề nghiệp của khách hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia cũng như ngân hàng tạo thuận lợi cho chính mình tiếp cận đối tượng khách hàng này gửi tiền ngày càng nhiều.

Tình trạng hơn nhân của khách hàng:Thực tế cho thấy, những cá nhân kết hơn khả năng tích lũy nhiều hơn vì khi kết hơn thì cả hai vợ chồng đều cùng chung tay xây đắp gia đình. Họ có trách nhiệm với gia đình cao hơn. Từ đó, họ sẽ tích lũy tiền để chăm lo cho chi phí ni dưỡng con cái sau này. Nên họ cũng có nhiều khả năng gửi tiền hơn. Ngược lại, những cá nhân chưa kết hôn họ chưa nhận thấy được trách nhiệm như người kết hôn nên khả năng chi tiêu của họ rất nhiều. Vì thế, khả năng tích lũy của họ sẽ thấp nên nhu cầu gửi tiền cũng thấp.

Giới tính của khách hàng cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng. Do đặc tính của người phụ nữ Việt Nam có tính tiết kiệm nên họ thường xun tham gia các chương trình tiết kiệm để tích lũy số tiền lớn trong lương tai như: gửi tiền ngân hàng, quỹ tiết kiệm … dù số tiền gửi từng lần không nhiều nhưng họ thường xuyên gửi, nên thích hợp cho ngân hàng đưa ra sản phẩm tiết kiệm tích lũy, tích góp. Trong khi đó, nam giới là những người có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn và họ thường xuyên gửi số tiền lớn.

Tâm lý, thói quen giữ tiền mặt:

Ở từng thời kỳ và tùy văn hóa của từng địa phương mà hình thành nên thói quen giữ tiền mặt hay khơng giữ tiền mặt tại nhà của người dân có vốn nhàn rỗi. Ở một số nước với sự phát triển cao của các dịch vụ ngân hàng, người dân đã tìm thấy được các tiện ích, sự an tồn trong việc thực hiện giao dịch, thanh tốn khơng dùng tiền mặt, do đó họ đã mở tài khoản tại ngân hàng. Kết quả là ngân hàng đã thu hút được một lượng vốn lớn từ tài khoản tiền gửi thanh tốn. Vì vậy các ngân hàng thương mại cần tạo ra những tiện ích trong thanh tốn và chính sách lãi suất hợp lý để dần thay đổi được thói quen của người dân.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều các kênh đầu tư hấp dẫn để người dân lựa chọn như: đầu tư vàng, đầu tư chứng khoán, đầu tư ngoại tệ... Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của các NHTM.

Khoảng cách từ nhà đến ngân hàng: Khoảng cách từ nơi định cư đến ngân hàng, điểm giao dịch càng xa thì khả năng gửi tiền tại các NHTM có khả năng thấp hơn, do đi lại khơng thuận tiện tốn nhiều thời gian điều này sẽ hạn chế việc gửi tiết kiệm thay vào đó là xu hướng sử dụng dòng vốn nhàn rỗi vào các hoạt động đầu tư khác như mua vàng, chơi hụi, cho vay lại, ...

Số người phụ thuộc: Số lượng người phụ thuộc cũng có tác động khơng nhỏ đến chi tiêu của cá nhân. Khi hộ gia đình có nhiều người chưa đến tuổi lao động, thất nghiệp hoặc mất sức lao động thì chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu thấp, từ đó ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm. Như vậy, khi tiếp thị những khách hàng có số người phụ thuộc ít sẽ có nhiều khả năng gửi tiền hơn.

Có người quen làm việc trong ngân hàng: Yếu tố người quen làm việc trong

Ngân hàng cũng góp phần thay đổi nhận thức về hành vi tiết kiệm và đầu tư của cá nhân. Vì ở những khu vực có mức độ hiện đại hóa thấp thì tâm lý giữ tiền mặt tại nhà cao và họ thường có tâm lý về tính phức tạp của Ngân hàng, khi đó những nhân viên ngân hàng như chất xúc tác cho quyết định gửi tiền được thực hiện dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến khả năng gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)