.Tình hình hoạt động của các NHT Mở An Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến khả năng gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 40)

2.2.1 Hệ thống NHTM hoạt động trên địa bàn An Giang

NHTM nhà nước: Là NHTM trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. NHTM nhà nước bao gồm: NHTM do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và NHTM cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL;

NHNN: Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

NHTM cổ phần: Là NHTM được tổ chức dưới hình thức cơng ty cổ phần.

Hiện nay trong tồn tỉnh An Giang có 26 ngân hàng tính đến thời điểm cuối năm 2011 gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín An Giang, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu An Giang, Ngân hàng TMCP Á Châu An Giang, Ngân hàng TMCP

Đông Á An Giang, Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông An Giang, Ngân hàng TMCP Sài gòn An Giang, Ngân hàng TMCP SG Hà Nội AG, Ngân hàng TMCP Phương Nam An Giang, Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng TMCP Đại Tín AG, Ngân hàng TMCP Kiên Long AG, Ngân hàng TMCP Phương Tây An Giang, Ngân hàng TMCP Phát triển HCM AG, Ngân hàng TMCP SG Công thương An Giang, Ngân hàng TMCP BĐ Liên Việt AG, Ngân hàng TMCP Xăng Dầu AG, Ngân hàng TMCP VN Thịnh Vượng AG, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương An Giang, Ngân hàng TMCP Quốc tế An Giang, Ngân hàng TMCP Phương Đông An Giang, Ngân hàng TMCP Nam Việt AG, Ngân hàng TMCP Quân Đội AG, Ngân hàng TMCP Bản Việt AG, Ngân hàng TMCP Tiên Phong AG, Ngân hàng TMCP An Bình AG, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á AG.

NHTM liên doanh: Là NHTM được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. NHTM liên doanh được thành lập dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Hiện nay tại ở An Giang chưa có ngân hàng liên doanh nào.

NHTM 100% vốn nước ngoài: Là NHTM được thành lập tại Việt Nam với

100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngồi; trong đó có một ngân hàng nước ngồi sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở tại Việt Nam. Tại khu vực An Giang đến nay vẫn chưa có ngân hàng 100% vốn nước ngồi.

Các loại hình TCTD khác như Cơng ty cho th tài chính; Quỹ tín dụng hiện nay trên địa bàn An Giang có 01 Quỹ tín dụng trung ương và 24 quỹ tín dụng cơ sở.

2.2.2.Tình hình hoạt động của NHTM ở An Giang:

Trong năm 2011, hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do thường xuyên gặp thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và làm cho thu nhập của người dân giảm, dẫn đến tích lũy trong dân thấp. Ngồi ra, quy mơ hoạt động của các tổ chức tín dụng khác nhau nên chiến lược nguồn vốn và chiến lược khách hàng cũng khác nhau, dẫn đến các tổ chức tín dụng quy mơ nhỏ

gặp nhiều khó khăn trong cơng tác huy động vốn. Bảng 2-3: Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2009-2011 STT Hoạt động (ĐVT: tỷ đồng) 2009 2010 2011 1 Tổng vốn huy động 15.023 21.122 18.653 Trong đó: - Ngân hàng TM nhà nước 5.300 7.824 7.043 - Ngân hàng TM Cổ phần 8.213 10.593 9.656

- Quỹ tín dụng nhân dân 1.509 2.705 1.954

2 Cho vay 56.769 77.603 87.676 3 Tổng dư nợ 23.984 30.489 32.940 Trong đó: - Ngân hàng TM nhà nước 11.282 13.654 13.371 - Ngân hàng TM cổ phần 11.290 15.175 17.745 - Quỹ tín dụng 1.412 1.660 1.824

4 Dư nợ lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn 10.993 13.759 Trong đó:

- Dư nợ cho vay sản xuất nông, lâm, ngư 3.595 4.750

- Dư nợ cho vay phát triển ngành nghề nông thôn 1.740 2.361

- Dư nợ cho vay phát triển hạ tầng 29 27

- Dư nợ cho vay chế biến, tiêu thụ nông phẩm 2.342 3.299

- Dư nợ cho kinh doanh sản phẩm phục vụ NN 1.691 1.948

- Dư nợ cho vay hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp 853 1.044

- Dư nợ cho vay tiêu dùng 743 510

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh An Giang năm 2011.

Nguyên nhân giảm số dư huy động tại chỗ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là do: (1) có một số tổ chức tín dụng huy động vốn trên địa bàn An Giang để chuyển về hội sở như chi nhánh Ngân hàng Đại Tín, chi nhánh Ngân hàng phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh Ngân hàng Đơng Nam Á; (2) có một số

khách hàng ngoài tỉnh đã chuyển một lượng vốn trên 3.000 tỷ đồng gửi vào Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông được khoảng 6 tháng, sau đó các khách hàng này rút lượng tiền đó ra khỏi Ngân hàng.

Trong những tháng đầu năm 2012, để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. NHNN đã ban hành các cơ chế, chính sách mới thơng qua các văn bản: (1) Thông tư số 08/2012/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam đã ký ban hành quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. (2) Cơng văn số 2506/NHNN-CSTT ngày 24/04/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về giải pháp hoạt động tín dụng. (3) Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phân loại nợ đối vối nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. (4) Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ngày 04/5/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. (5) Thông tư số 22/2012/TT-NHNN ngày 22/06/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hường dẫn thực hiện Quyết định Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐTTg ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

2.2.2.1 Tình hình huy động của Ngân hàng

Tính đến ngày 30/06/2012 số dư huy động tại chỗ là 19.478 tỷ đồng, so với cuối năm 2011 tăng 12,5% (tăng 2.166 tỷ đồng); tăng cao hơn mức tăng bình quân của cả nước là 6,01%2

.

Cơ cấu vốn huy động như sau:

 Tính theo thời hạn huy động: Tiền gửi từ không kỳ hạn đến 12 tháng 17.389 tỷ đồng chiếm 89,27%; Tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng 2.015 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10,34%, trên 60 tháng 74 tỷ đồng chiếm 0,39%.

 Tính theo hình thức huy động: Tiền gửi tiết kiệm 15.992 tỷ đồng chiếm 82,10%; Tiền gửi các tổ chức kinh tế 2.516 tỷ đồng chiếm 12,91% và tiền gửi khác 970 tỷ đồng chiếm 4,99%.

Số dư vốn huy động phân theo hệ thống:

 Số dư vốn huy động tại chỗ của các chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước là 9.359 tỷ chiếm 48%/tổng số dư vốn huy động tại chỗ.

 Số dư vốn huy động tại chỗ của các NHTM cổ phần là 7.920 tỷ chiếm 41%/ tổng số dư vốn huy động tại chỗ.

(3) Hệ thống QTD cơ sở + Quỹ tín dụng TW – chi nhánh An Giang: Số dư vốn huy động tại chỗ là 2.183 tỷ chiếm 11,2%/tổng số dư vốn huy động tại chỗ.

48%

41%

11%

NH TM nhà nước NH TM Cổ phần Quỹ tín dụng

Hình 2-1: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo hệ thống các TCTD Theo đánh giá trong tình hình hiện nay, việc các nhà đầu tư tập trung nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh thì giá trị lợi nhuận bình quân thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao … còn đầu tư vào các lĩnh vực như vàng, ngoại tệ, chứng khốn, bất động sản … thì địi hỏi phải có nguồn vốn lớn và tính chun nghiệp cao .. vì vậy, có thể thấy rằng trong những tháng qua các nhà đầu tư đã chọn đối tượng đầu tư là gửi tiền vào ngân hàng giá trị lợi nhuận bình quân ổn định và gần như khơng có rủi ro, trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện việc chuyển đổi đối tượng đầu tư nhanh, không bị mất cơ hội.

Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động tại chỗ 6 tháng đầu năm 2012 tăng trên 12,5% là do sự quyết tâm, phấn đấu của các NHTM trong công tác huy động vốn, từng

là do chỉ số CPI trong 6 tháng đầu năm 2012 tăng thấp (dưới 3%) nên lãi suất kỳ vọng về tiền gửi vốn huy động từ trạng thái âm, chuyển lên cân bằng nay đã thực dương nên đã thu hút một lượng lớn tiền gửi vào các NHTM. Tổng huy động vốn của các NHTM trên địa bàn An Giang đạt 19.478 tỷ đồng, Trong đó nhóm ngân hàng TMCP nhà nước (gồm 05 Ngân hàng) chiếm tỷ trọng 48% trong tổng cơ cấu huy động vốn của cả tỉnh, riêng hệ thống các Ngân hàng TM Cổ phần chiếm tỷ trọng 41% phân bố cho 26 Ngân hàng, phần cịn lại khoảng 11% tập trung ở các quỹ tín dụng.

 Xét trong nhóm các Ngân hàng TM Nhà nước có 05 Ngân hàng chiếm tỷ

trọng 48% tổng số dư huy động, trong đó chiếm tỷ trọng chủ yếu nhất là Ngân hàng Nông Nghiệp & phát triển nông thôn An Giang 47%, Tiếp đến là ngân hàng Ngoại Thương và Công Thương với tỷ trong tương ứng 18 -19%, Ngân hàng Đầu Tư An Giang tỷ trọng 12% xếp sau cùng là Ngân hàng Nhà với tỷ trong chiếm 5% tổng phân khúc của các Ngân hàng TMCP Nhà nước.

Hình 2-2: Tình hình huy động vốn đến tháng 6/2012 của nhóm NHTM Nhà nước

 Xét trong nhóm các Ngân hàng Thương mại tổng số dư huy động là 7.920 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 41%, bao gồm 05 Ngân hàng có số dư huy động trên 500 tỷ, 13 Ngân hàng trên 100 tỷ đồng và 08 Ngân hàng dưới 100 tỷ như sau:

Hình 2-3: Tình hình huy động vốn đến tháng 6/2012 của nhóm NHTM Cổ phần

 Nhóm cịn lại chiếm 11% # 2.183 tỷ đồng gửi tại các quỹ tín dụng gồm qũy tín dụng trung ương và quỹ tín dụng cơ sở, đây là nguồn vốn huy động chủ yếu từ nơng dân và cá nhân có nhu cầu gửi tiền với lãi suất cao.

2.2.2.2 Tình hình cho vay của Ngân hàng

Cơng tác tín dụng: trong năm 2012, các NHTM trên địa bàn tiếp tục triển

khai thực hiện chủ trương đầu tư phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều kênh chuyển vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu theo các chương trình mục tiêu kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Tổng dư nợ tín dụng đầu tư phân theo hệ thống NH: Dư nợ các chi nhánh

Ngân hàng thương mại Nhà nước là 18.703 tỷ đồng chiếm 59%/tổng dư nợ. Dư nợ các NHTM cổ phần và chi nhánh Ngân hàng TMCP là 10.883 tỷ đồng chiếm 34%/tổng dư nợ. Dư nợ hệ thống QTDND (QTD ND cơ sở và chi nhánh QTDND trung ương) là 2.119 tỷ đồng chiếm 7%/tổng dư nợ.

59% 34%

7%

NH TM nhà nước NH TM Cổ phần Quỹ tín dụng

Hình 2-4: Cơ cấu cho vay phân theo hệ thống các TCTD

 Xét về nhóm ngân hàng TM Nhà nước chiếm 59% phân bố cho các NHTM

như sau: Ngân hàng Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 40%, tiếp đến là Ngân hàng Ngoại thương chiếm 26%, Ngân hàng Đầu tư và Ngân hàng Công Thương lần lượt chiếm tỷ trọng 14% – 11%, thấp nhất là ngân hàng Nhà ĐBSCL chỉ chiếm 8% tổng dư nợ trong nhóm này.

Hình 2-5: Tình hình cho vay đến tháng 6/2012 của nhóm NHTM Nhà nước

 Xét về nhóm các Ngân hàng TMCP chiếm tỷ trọng 34% phân bố cho 26 Ngân hàng chi tiết theo biểu đồ sau:

Hình 2-6: Tình hình cho vay đến tháng 6/2012 của nhóm NHTM Cổ phần

Tổng doanh số cho vay là 34.825 tỷ đồng. Trong đó: Ngắn hạn là 32.157 tỷ đồng; trung, dài hạn là 2.668 tỷ đồng. Tổng số doanh thu thu nợ là 34.615 tỷ đồng. Trong đó: Ngắn hạn là 32.251 tỷ đồng; trung, dài hạn là 2.364 tỷ đồng.

Tổng dư nợ là 31.703 tỷ đồng, so với 31/12/2011 tăng 1,06%, tăng cao hơn mức tăng bình quân của cả nước là 0,03%. Trong đó: Ngắn hạn là 23.378 tỷ đồng chiếm 73,7%. Trung, dài hạn là 8.325 tỷ đồng chiếm 26,3%. Tình hình triển khai thực hiện quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phân lọai nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Tính đến cuối tháng 6/2012 các NHTM trên địa bàn đã tiến hành gia hạn nợ là 556 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là 265 tỷ đồng.

Nợ xấu: 1.251 tỷ đồng chiếm 3,75%/tổng dư nợ, so với 31/12/2011 tăng

1,91% (tăng 641 tỷ đồng). Trong đó: Ngắn hạn là 882 tỷ đồng; trung, dài hạn là 369 tỷ đồng. Trong tổng nợ xấu là 1.251 tỷ được phân thành các loại hình kinh tế chủ yếu như sau: (a) Công ty TNHH là 410 tỷ, (b) Công ty cổ phần 154 tỷ, (c) Doanh nghiệp tư nhân 74 tỷ, (d) Hộ kinh doanh, cá thể 595 tỷ, (e) Loại hình khác 18 tỷ.

Nợ khoanh là 31 tỷ chiếm 0,09%/tổng dư nợ (toàn bộ nợ khoanh là của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang).

Về chất lượng tín dụng: tổng dư nợ phân theo nhóm tính đến tháng 06/2012

Bảng 2-4: Dư nợ phân theo nhóm nợ đến tháng 06/2012 4

Nhóm nợ Ngắn hạn (tỷ đồng) Trung dài hạn (tỷ đồng) Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Nhóm 1 29.789 93.96% 7.647 91.86% Nhóm 2 909 2.87% 309 3.71% Nhóm 3 503 1.59% 51 0.61% Nhóm 4 292 0.92% 72 0.86% Nhóm 5 210 0.66% 246 2.95% Tổng cộng 33.147 100% 8.325 100%

Trong thời gian qua, do sự tác động chung của nền kinh tế, hoạt động đầu tư của các tổ chức TD gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng các NHTM trên điạ bàn quyết tâm thực thi đúng các nguyên tắc, điều kiện, thủ tục cho vay và nâng cao vai trò khả năng thẩm định dự án, phương án sản xuất, kinh doanh; thực thi có hiệu quả quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong quyết định đầu tư, đảm bảo thu hồi nợ đến hạn và xử lý tốt nợ quá hạn .. từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. Cụ thể, tổng dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là 1.251 tỷ, chiếm 3,75%/tổng dư nợ đầu tư cho nền kinh tế.

Kết luận chương II:

Trong chương này đã đề cập tới các vấn đề:

Sơ lược về đặc điểm của địa bàn tỉnh An Giang về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2006 – 2011.

Tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh An Giang, trong đó trọng tâm là tình hình cho vay và huy động vốn của các TCTD phân theo hình thức sở

hữu gồm nhóm NHTM Nhà nước, NHTM Cổ phần và Quỹ tín dụng, số liệu cập

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG GỬI TIỀN VÀ LƯỢNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC

NHTM TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH AN GIANG

Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền và các yếu tố tác động đến lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh An Giang. Các yếu tố có khả năng tác động đến quyết định gửi tiền của khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến khả năng gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)