Giới thiệu về NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của khách hàng về tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 44 - 49)

2.1 Giới thiệu về NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Minh

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Nam Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tên giao dịch quốc tế là Bank for Investment and Development of Vietnam, gọi tắt là BIDV, được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1057 của Thủ tướng Chính phủ. Theo thời gian, Ngân hàng cĩ các tên gọi khác nhau:

• Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam từ ngày 26 tháng 3 năm 1957

• Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24 tháng 6 năm 1981

• Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14 tháng 11 năm 1990

• Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ tháng 4 năm 2012 đến nay

Chi nhánh TPHCM là một Chi nhánh cấp một trực thuộc NHĐT&PTVN và là một trong những Chi nhánh cĩ quy mơ hoạt động lớn nhất trong hệ thống BIDV với tổng tài sản đạt trên 10.000 tỷ đồng, hiệu quả kinh doanh cao với tỷ lệ ROA luơn đạt ở mức trên 1%. Tồn Chi nhánh cĩ 313 cán bộ nhân viên, trong đĩ cĩ 5 thành viên ban giám đốc và 308 cán bộ nhân viên, được sắp xếp thành năm khối là khối tác nghiệp, khối quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối các đơn vị trực thuộc và khối quản lý nội bộ.

Thành lập từ năm 1977, BIDV Chi nhánh TPHCM luơn là Chi nhánh tiên phong và năng động trong hệ thống BIDV trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng cơng nghệ hiện đại và định hướng theo khách hàng. Tại TPHCM, BIDV Chi nhánh TPHCM đã rất thành cơng trong vai trị là ngân hàng đầu mối dàn xếp các

khoản vay hợp vốn, đồng tài trợ các dự án đầu tư cĩ quy mơ lớn. Hoạt động của BIDV Chi nhánh TPHCM trong những năm qua luơn định hướng theo khách hàng, tạo những điều kiện tốt nhất để khách hàng tiếp cận và sử dụng hiệu quả dịch vụ của ngân hàng.

Với quyết tâm phấn đấu trở thành ngân hàng đa năng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những Chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống BIDV,

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: báo cáo thường niên năm 2012 của BIDV HCM)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức

2.1.3 Kết quả hoạt động trong thời gian qua

Ban Giám Đốc

Khối tác nghiệp Khối quản lý

nội bộ Khối quản lý rủi ro Phịng quan hệ khách hàng 2 Phịng quan hệ khách hàng 1 Khối quan hệ khách hàng Phịng giao dịch khách hàng doanh Phịng giao dịch khách hàng cá nhân Phịng quản trị tín dụng Phịng quản lý rủi ro Phịng kế hoạch tổng Tổ điện tốn Phịng tổ chức hành chính Phịng tài chính kế tốn Phịng giao dịch Nguyễn Đình Chiểu Phịng giao dịch Bùi Thị Xuân Phịng giao dịch Ngơ Gia Tự Khối trực thuộc Phịng quan hệ khách hàng 3 Phịng quản lý dịch vụ ngân quỹ Phịng quan hệ khách hàng 4 Phịng pháp chế Phịng giao dịch Trần Hưng Đạo

Bảng 2.1 Số liệu hoạt động của BIDV HCM giai đoạn 2007-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 2011 2012

HUY ĐỘNG CUỐI KỲ 2,816 3,120 3,756 4,211 5,132 5,615

DƯ NỢ CHO VAY 2,513 2,989 3,211 3,612 4,582 5,012

THU DỊCH VỤ RỊNG 8,33 12,9 23,4 38,39 77,19 118,5

TỶ LỆ NỢ XẤU/TỔNG DƯ NỢ 0,51 0,86 0,78 0,77 1,01 1,08

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 145 215 250 280 311 345

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG (LNTT/CB CNV) 0,46 0,69 0,80 0,89 0,99 1,10

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV HCM từ năm 2007 đến 2012)

2.1.3.1 Huy động vốn

Ngay từ những ngày đầu thành lập, huy động vốn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Chi nhánh. Trong giai đoạn từ 2007 – 2012, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng 2,799 tỷ đồng từ 2,816 tỷ đồng năm 2006 lên 5,615 tỷ đồng năm 2012, tăng gấp 1,99 lần so với năm 2006. BIDV HCM hiện là một trong mười Chi nhánh của hệ thống BIDV tự cân đối nguồn cho vay và thặng dư tiền gửi.

Cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007 - 2012 đang dần chuyển dịch theo hướng bền vững, ổn định theo hướng tăng dần tiền gửi của khách hàng cá nhân.

Bảng 2.2. Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2007 – 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Năm TCKT Cá nhân Cơ cấu TG TCKT Cơ cấu TG Cá nhân

2007 2,087 729 74.1 25.9 2008 2,378 742 76.2 23.8 2009 2,853 903 76.0 24.0 2010 2,998 1,213 71.2 28.8 2011 3,500 1,632 68.2 31.8 2012 3,623 1,992 64.5 35.5

Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV HCM trong giai đoạn từ năm 2007 - 2012 cho thấy từ năm 2010 trở về trước Chi nhánh huy động vốn chủ yếu từ các tổ chức kinh tế, cụ thể tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế so với tổng nguồn vốn huy động luơn chiếm trên 70%. Việc cơ cấu nguồn vốn huy động khơng cân đối, Chi nhánh cĩ thể gặp phải rủi ro về thanh khoản trong những tháng cuối năm khi các tổ chức kinh tế quyết tốn cơng nợ lẫn nhau. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khĩ khăn, cộng với sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên địa bàn, cơng tác huy động vốn của Chi nhánh cũng chịu ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên với nỗ lực và sự năng động của tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh, nhìn chung cơ cấu huy động vốn trong năm 2011 so với 2010 và các năm trước của Chi nhánh đã chuyển biến theo hướng tăng dần tính ổn định và bền vững của nền vốn. Biểu hiện cụ thể qua sự chuyển biến của các cơ cấu huy động, cụ thể: cơ cấu tiền gửi của cá nhân từ mức 25,9% năm 2006 tăng lên 31,8% trong năm 2011.

2.1.3.2 Dư nợ cho vay

Hoạt động tín dụng tại BIDV HCM khá sơi động, cụ thể tổng dư nợ tại chi nhánh gia tăng 2,499 tỷ đồng, từ 2,513 tỷ đồng năm 2006 lên đến 5,012 tỷ đồng vào năm 2012, tăng gấp 1,99 lần so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2007 – 2012 đạt 15,02%/. So sánh với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động cuối kỳ hàng năm trong giai đoạn từ năm 2007 – 2012 là 14,92%/năm, nhận thấy rằng dư nợ tại chi nhánh đang tăng trưởng nĩng và là nguyên nhân khiến BIDV HCM mất dần lợi thế thặng dư về vốn. Hơn nữa, hoạt động tín dụng tăng trưởng nĩng cùng với đội ngũ cán bộ tín dụng cịn trẻ, hạn chế về kinh nghiệm, cĩ thể dẫn đến nhiều hệ lụy khi chất lượng tín dụng khơng theo kịp tốc độ tăng trưởng quy mơ tín dụng cao như hiện nay. Điều này thật dễ thấy khi tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ và số tiền trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đều tăng dần qua các năm.

Xét cơ cấu cho vay theo đối tượng cá nhân và tổ chức kinh tế, cĩ thể thấy rằng tín dụng tiêu dùng tuy hao phí nhân lực nhưng bù lại phân tán được rủi ro và lãi suất cho vay thường cao hơn cho vay tổ chức kinh tế. Trong giai đoạn từ năm 2009 trở về

trước, chi nhánh tập trung cho vay đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế để nhanh chĩng hồn thành chỉ tiêu được giao, trong khi đối tượng cá nhân vẫn cịn bỏ ngỏ. Năm 2010, với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, chi nhánh bắt đầu đẩy mạnh phát triển các hoạt động bán lẻ nĩi chung và phát triển tín dụng tiêu dùng nĩi riêng. Cụ thể trong giai đoạn 2007 – 2012 tỷ trọng dư nợ tiêu dùng/tổng dư nợ tăng từ 5,53% năm 2007 lên 11,58% năm 2012.

2.1.3.3 Thu dịch vụ

Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng, thu dịch vụ của Chi nhánh cũng tăng trưởng nhanh chĩng, tính đến 31/12/2012 đạt 118,5 tỷ đồng, tăng gấp 14,2 lần so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2007 – 2012 đạt 70,98%. BIDV HCM đứng thứ 2 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thứ 6 tồn hệ thống về kết quả thu dịch vụ rịng.

Trong cơ cấu thu dịch vụ của BIDV HCM chủ yếu là thu từ các dịch vụ truyền thống như tài trợ thương mại; chuyển tiền quốc tế và chuyển tiền trong nước; dịch vụ bảo lãnh; thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ; dịch vụ phái sinh; hoạt động kinh doanh thẻ; hoạt động ngân quỹ. Thu từ các dịch vụ mới như dịch vụ thanh tốn hĩa đơn tiền điện, tiền nước, BSMS, thẻ quốc tế… chỉ mới được đẩy mạnh triển khai từ năm 2009 nên chiếm tỷ trọng cịn thấp.

Nhìn chung, cơ cấu thu dịch vụ của Chi nhánh chưa thực sự đa dạng, chủ yếu thu từ các sản phẩm truyền thống, gắn chặt với hoạt động tín dụng; thu từ các sản phẩm mới chiếm tỷ trọng thấp; sản phẩm phái sinh bước đầu được triển khai; thu từ các sản phẩm phi tín dụng: tư vấn phát hành trái phiếu, mơi giới, ... chưa cĩ.

2.1.3.4 Lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất và rõ ràng nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Đối với BIDV HCM, giai đoạn 2007 – 2012 chỉ tiêu này tăng đều qua các năm, mức tăng bình quân đạt 19,71%.

Lợi nhuận Chi nhánh tăng kéo năng suất lao động của cán bộ cơng nhân viên tại Chi nhánh cũng tăng giảm theo. Năm 2007, năng suất lao động của một cán bộ là 460

triệu đồng, và cũng giống như lợi nhuận năm 2011, năng suất lao động tăng lên 990 triệu đồng/cán bộ. Đến năm 2012, năng suất lao động của một cán bộ là 1.100 triệu đồng nằm trong nhĩm các Chi nhánh cĩ năng suất lao động cao nhất trong tồn hệ thống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của khách hàng về tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)