Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của khách hàng về tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 49 - 54)

2.2 Thực trạng tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ch

2.2.1 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát

Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

2.2.1 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Phát triển Việt Nam Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

Dư nợ tín dụng tiêu dùng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV HCM từ 2007 đến 2012)

Biểu đồ 2.1 Hoạt động tín dụng tiêu dùng giai đoạn 2007 - 2012

Từ năm 2009 trở về trước hoạt động tín dụng tiêu dùng tại BIDV HCM khá mờ nhạt và rất khĩ quản lý. Dư nợ tín dụng tiêu dùng từ năm 2007 - 2009 cĩ sự tăng trưởng nhẹ từ 150,68 tỷ đồng đến 220,68 tỷ đồng. Nguyên nhân là do hoạt động tín

dụng tiêu dùng vẫn chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm, các cán bộ bán sản phẩm thường ưu tiên tiếp thị các khách hàng là tổ chức kinh tế nhằm hồn thành chỉ tiêu và hạn chế việc quản lý khách hàng nhỏ lẻ.

Đến năm 2009 thì hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh đã cĩ khởi sắc nhưng vẫn chưa cĩ chuyển biến lớn dư nợ tăng lên 70 tỷ đồng (tương đương tăng 46,5%) so với năm 2007 đạt 150,68 tỷ đồng.

Năm 2010, với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, Chi nhánh bắt đầu đẩy mạnh phát triển các hoạt động bán lẻ nĩi chung và phát triển tín dụng tiêu dùng nĩi riêng. Cùng với sự hỗ trợ của mơ hình TA2 và hệ thống cơng nghệ thơng tin, hoạt động tín dụng tiêu dùng tại BIDV HCM được các cấp lãnh đạo quan tâm hơn, cụ thể đã thành lập phịng QHKH4 chuyên bán các sản phẩm bán lẻ trong đĩ cĩ tín dụng tiêu dùng. Với những tác động tích cực đĩ, dư nợ tín dụng tiêu dùng cuối kỳ năm 2010 đạt 320,14 tỷ đồng , tăng 99,46 tỷ đồng (tương đương tăng 45,1%) so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 8,86% tổng dư nợ tồn Chi nhánh (dư nợ tồn Chi nhánh năm 2010 đạt 3,612 tỷ đồng), tồn hệ thống dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm 12,7% tổng dư nợ, trên địa bàn TP.HCM thì dư nợ tín dụng chiếm 6,4% tổng dư nợ của các Chi nhánh trên địa bàn TPHCM của BIDV), hồn thành 115,3% kế hoạch năm 2010 do BIDV giao (278 tỷ đồng).

Với đà phát triển của năm 2010, năm 2011 BIDV HCM tiếp tục đẩy mạnh cơng tác tiếp thị khách hàng, đa dạng hĩa các sản phẩm tín dụng tiêu dùng nhằm mở rộng quy mơ và chất lượng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh. Tuy nhiên, từ đầu năm 2011 đến nay do tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khĩ khăn, lạm phát luơn ở mức cao, để kiềm chế lạm phát NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, theo đĩ lãi suất cho vay tăng rất cao so với thời điểm cuối năm 2010, nắm được tình hình khĩ khăn này BIDV chỉ giao chỉ tiêu dư nợ tín dụng tiêu dùng cho Chi nhánh đến hết năm 2011 là 480 tỷ đồng. Tổng kết năm 2011 dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh đạt 481,11 tỷ đồng , tăng 160,97 tỷ đồng (tương đương tăng 50,28%) so đầu năm, chiếm tỷ trọng 10,5% tổng dư nợ tồn Chi nhánh (dư nợ tồn Chi nhánh năm 2011 đạt

4.582 tỷ đồng), tồn hệ thống chiếm 13,93%, hồn thành 100,23% kế hoạch năm 2011 (480 tỷ đồng).

Bước sang năm 2012 cũng là một năm tình hình kinh tế đất nước vẫn trong giai đọan khĩ khăn, tuy nhiên với sự nỗ lực, sự quan tâm và chú trọng phát triển hoạt động bán lẻ trong đĩ cĩ tín dụng tiêu dùng của Ban lãnh, Chi nhánh đã hồn thành xuất sắc kế hoạch được giao với kết quả đạt được là dư nợ tín dụng tiêu dùng cuối năm 2012 đat 650,12 tỷ đồng tăng 169,01 tỷ đồng hồn thành 115% kế hoạch được giao (565 tỷ đồng).

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng tiêu dùng

Bảng 2.3 Nợ xấu hoạt động tín dụng tiêu dùng giai đoạn 2007 – 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Dư nợ tiêu dùng 150,68 190,78 220,68 320,14 481,11 650,12

Nợ xấu 0,69 4,48 4,81 6,43 8,08 8,58

Nợ xấu/tổng dư nợ tiêu dùng 0,46% 1,81% 1,91% 2,01% 1,68% 1,32%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV HCM từ 2007 đến 2012)

Xem xét nợ xấu của hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh các năm đều tăng nhẹ chỉ trừ năm 2008 tăng mạnh từ 0,69 tỷ đồng lên 4,48 tỷ đồng và các năm cịn lại đang cĩ xu hướng giảm nhẹ. Hoạt động tín dụng tiêu dùng từ năm 2009 trở về trước diễn ra rất mờ nhạt, tốc độ tăng lớn nhất chỉ đến 26,61% (năm 2008), trong khi đĩ nợ xấu giai đoạn 2007 – 2009 luơn tăng qua các năm, riêng năm 2007 tăng đến 293,48%, chính thực trạng này đã làm cho tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tiêu dùng tăng từ 0,46% năm 2007 lên 1,81% năm 2008, 1,91% năm 2009. Đến năm 2011, với tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng tiêu dùng là 50,28% trong khi nợ xấu tăng về mặt số tuyệt đối tuy nhiên lại giảm về số tương đối chiếm chỉ cĩ 1,68% giảm 16,42% so với năm 2010. Đến năm 2012, dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh đạt 650,21 tỷ đồng, tăng 35,13% so với năm 2011, cịn nợ xấu thì lại tăng nhẹ từ 8,08 tỷ đồng lên 8,58 tỷ đồng. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng giai

đoạn 2007 – 2012 vẫn nằm trong tầm kiểm sốt của Chi nhánh và đúng chủ trương của BIDV.

Dư nợ tín dụng tiêu dùng theo từng sản phẩm

Bảng 2.4 Dư nợ tín dụng tiêu dùng theo từng sản phẩm giai đoạn 2007 – 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Cho vay nhu cầu về nhà ở 92,15 121,56 148,32 243,68 350,65 489,44 Cho vay mua ơtơ 25,74 27,85 30,12 32,14 48,01 62,18 Cho vay cán bộ cơng nhân viên 28,66 36,19 36,22 37,20 74,47 89,58 Cho vay du học 4,13 5,18 6,02 7,12 7,98 8,92

TỔNG CỘNG 150,68 190,78 220,68 320,14 481,11 650,12

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV HCM từ 2007 đến 2012)

Sản phẩm cĩ dư nợ khá lớn và cĩ xu hướng tăng nhiều nhất là sản phẩm cho vay nhu cầu về nhà ở, năm 2008 sản phẩm này đạt 121,56 tỷ đồng, tăng 29,41 tỷ đồng (tương đương tăng 31,92 %) so với năm 2007, năm 2009 thì dư nợ tiếp tục tăng trưởng đạt 148,32 tỷ đồng, đặc biệt năm 2012 đạt đến 489,44 tỷ đồng, tăng 138,79 tỷ đồng (tương đương tăng 69,6%) so với năm 2011. Nhìn chung, từ năm 2007 đến năm 2012 sản phẩm này tăng 397,296 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 40,34%/năm, đây là sản phẩm mang lại nguồn lợi khá lớn cho Chi nhánh, tương đối ổn định và tăng trưởng đều qua các năm, do đĩ việc tăng trưởng cao của sản phẩm này rất đáng khích lệ và cần được phát huy hơn nữa trong thời gian sắp tới. Để đạt được mức dư nợ như vậy cĩ thể nĩi là một thành tích lớn của Chi nhánh TP Hồ Chí Minh trong năm này trước tình hình kinh tế xã hội vẫn cịn gặp nhiều khĩ khăn, đặc biệt là thị trường bất động sản vẫn cịn đang bị đĩng băng.

Đối với sản phẩm cho vay xe ơtơ, nhìn chung thì sản phẩm này tăng nhẹ và ổn định qua các năm. Tính từ năm 2007 đến năm 2012, thì cho vay xe ơtơ tăng 12,06 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân qua các năm là 20,39%/năm. Sản phẩm này tăng trưởng khơng cao cĩ thể nguyên nhân là do quy định cho vay cĩ phần khơng được linh hoạt do mức cho vay chỉ 70% so với giá trị xe trong khi các NHTMCP khác mức cho vay cĩ thể lên đến 85% giá trị xe. Do vậy để phát triển sản phẩm này, Chi nhánh cần cĩ

những đề nghị lên hội sở về việc nâng mức cho vay mua xe ơtơ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Một sản phẩm nữa cũng đang tăng trưởng tốt kể từ năm 2007 đĩ là cho vay cán bộ cơng nhân viên, từ năm 2007 đến năm 2012 dư nợ tăng 60,92 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân qua các năm là 20,39%/năm. Đây là sản phẩm rất được các nhân viên cơng sở, nhân viên cơng chức ưa thích vì đáp ứng nhu cầu chi tiêu thiếu hụt tạm thời của các đối tượng này. Vậy nên đây cũng là sản phẩm dễ phát triển tuy nhiên cũng cĩ nhiều rủi ro do phần lớn đây là các khoản vay tín chấp nên khi các khách hàng vay thất nghiệp sẽ mất khả năng thanh tốn và ngân hàng sẽ gặp nhiều khĩ khăn trong cơng tác thu hồi nợ vay.

Đối với sản phẩm cho vay du học, xét về giá trị tuyệt đối thì sản phẩm này tăng tương đối thấp, năm 2012 chỉ tăng 4,79 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 22,91%/năm. Nguyên nhân cĩ số dư và mức tăng về giá trị tuyệt đối qua các năm thấp là vì hiện tại Chi nhánh chưa chú trọng cơng tác tiếp thị và phát triển sản phẩm, tuy nhiên nhận thấy rằng sản phẩm cho vay du học đang rất tiềm năng, Chi nhánh cần quan tâm phát triển hơn trong thời gian sắp tới.

Thành tích đạt được trong những năm 2007-2012 của BIDV HCM chứng tỏ Chi nhánh đã cĩ những định hướng đúng đắn, từng bước tạo nền tảng vững chắc để hệ thống trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Cơ cấu dư nợ của từng sản phẩm cho biết mỗi loại sản phẩm chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh. Nắm rõ cơ cấu này giúp Chi nhánh cĩ những chiến lược đúng đắn để phát triển từng loại sản phẩm trong từng thời kỳ cụ thể.

Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng giai đoạn 2007 - 2012

Đơn vị tính: %

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Cho vay nhu cầu về nhà ở 61.2 63.7 67.2 76.1 72.9 75.3 Cho vay mua ơtơ 17.1 14.6 13.6 10.0 10.0 9.6

Cho vay cán bộ cơng nhân viên 19.0 19.0 16.4 11.6 15.5 13.8

Cho vay du học 2.7 2.7 2.7 2.2 1.7 1.4

TỔNG CỘNG 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV HCM từ 2007 đến 2012)

Trong cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng từ năm 2007 - 2012 thì cho vay nhu cầu về nhà ở chiếm tỷ trọng cao nhất kế đĩ là cho vay cán bộ cơng nhân viên tiếp theo là sản phẩm cho vay xe ơ tơ và cuối cùng chiếm tỷ trọng thấp nhất là cho vay du học. Để hoạt động kinh doanh tín dụng tiêu dùng tại BIDV HCM tăng trưởng bền vững cần nổ lực nhiều hơn trong các năm sau, nhằm quân bình hơn về tỷ trọng cho vay, tránh tình trạng lệ thuộc vào một vài hình thức cho vay nhất định, khi cĩ biến động sẽ ảnh hưởng đến tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

2.2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của khách hàng về tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)