Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thẻ thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt namngân hàng (Trang 28 - 32)

1.3.1 Sự cần thiết của việc phát triển thẻ thanh toán

Phù hợp với xu hướng hợp tác và hội nhập của các ngân hàng: Các ngân

hàng đều đi theo một xu thế chung là hợp tác và hộp nhập với các ngân hàng trong nước và thế giới. Việc hợp tác này nhằm gia tăng tính tiện ích cho người sử dụng, giúp người sử dụng có thể sử dụng thẻ ở bất cứ đâu, đặc biệt khi tình hình máy

ATM, POS của một số ngân hàng hiện này vẫn cịn ít và phân bố không đồng đều. Bên cạnh đó, việc liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng cũng giúp tận dụng được

nguồn máy, giảm được những khoản chi phí nhân cơng, chi phí đầu tư, lắp đặt

máy,…giúp tiết kiệm chi phí xã hội.

Là mảng dịch vụ chủ yếu để phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ:

Trên thế giới, dịch vụ thẻ được xem là mảng dịch vụ trọng tâm và chủ yếu của hoạt

động ngân hàng bán lẻ nguyên nhân nhờ mảng hoạt động này các ngân hàng có thể

tận dụng được nguồn tiền nhàn rỗi của các chủ thẻ, làm gia tăng lượng vốn ngắn

hạn giá rẻ cho ngân hàng.

Nâng cao được năng lực cạnh tranh của các ngân hàng: Các ngân hàng

không chỉ chuyên về một mảng dịch vụ là chủ yếu mà cịn cần phải đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, có như vậy mới có thể thu hút được khách hàng, gia tăng uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng doanh thu cho ngân hàng

Để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, phù hợp với văn bản từ

ngân hàng nhà nước đưa ra hạn chế lượng tiền mặt trong nền kinh tế, từ đó giúp tiết kiệm những chi phí khơng cần thiết từ việc giao dịch bằng tiền mặt đem lại. Nhờ phát triển dịch vụ thẻ, ngân hàng có thể thu được khơng nhỏ những khoản phí từ

dịch vụ này đem lại như: phí thường niên, phí sao kê, phí chiết khấu của các đơn vị chấp nhận thẻ mang lại……Ngồi ra, khi thanh tốn thẻ từ các ngân hàng khác phát hành, ngân hàng thanh tốn thẻ cịn nhận được khoản phí từ các dịch vụ đại l yù, đây

là nguồn thu không nhỏ khiến các ngân hàng thay nhau chen chân vào mảng dịch vụ này.

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thẻ thanh toán 1.3.2.1 Nhân tố khách quan 1.3.2.1 Nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế, xã hội

Thứ nhất, trình độ dân trí và sự phát triển của nền kinh tế: đây là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển thẻ thanh tốn. Khi trình độ dân trí tăng cao, người dân càng có nhu cầu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, làm sao để việc thanh tốn ngày càng dễ dàng, hiện đại hơn. Do đó, người dùng có nhu cầu mở thẻ thanh tốn nhằm đáp ứng nhu cầu trong việc gia tăng tiện ích trong việc thanh tốn và cung ứng hàng hóa dịch vụ.

Thứ hai, thu nhập của người sử dụng thẻ càng cao thì xu hướng sử dụng thẻ thanh tốn để mua hàng hóa và dịch vụ càng lớn. Người sử dụng khơng những địi hỏi về việc gia tăng tiện ích sử dụng dịch vụ mà cịn chú trọng các yếu tố về chất lượng thẻ thanh toán.

Mơi trường pháp lý:

Mơi trường pháp lý có ổn định và bền vững mới có thể kéo theo các mảng

dịch vụ khác phát triển, làm gia tăng tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế, thu hút hơn dịch vụ du lịch phát triển, từ đó giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Khi các lĩnh vực trên phát triển, tất yếu dẫn đến xu thế hội nhập của nền kinh tế phát triển phù hợp với xu thế thế giới, giúp dịch vụ thẻ đi cùng với sự lớn mạnh của thị

trường.

Ngoài ra, một môi trường pháp lý được xem là ổn định khi có các văn bản

luật phải phù hợp và theo sát với thực tế, có như vậy mới có thể răn đe đối với

những đối tượng lợi dụng khe hở của pháp luật để cố tình làm trái, gây hậu quả

nghiêm trọng khơng những cho người dùng thẻ mà cịn ảnh hưởng đến ngân hàng,

Môi trường công nghệ: Thanh toán thẻ gắn liền với việc sử dụng những

thiết bị máy móc như POS, ATM. Do đó, thiết bị khoa học công nghệ hiện đại, dễ dàng kết nối với mọi thẻ thanh toán cũng là điều kiện để thúc đẩy mảng dịch vụ này phát triển. Hệ thống mạng thanh tốn khơng những kết nối với ngân hàng trong nước, mà còn phải kết nối với mọi ngân hàng quốc tế, làm sao mọi giao dịch phải thật nhanh chóng, kịp thời, chính xác, có như vậy mới thu hút ngày càng nhiều hơn mọi đối tượng sử dụng.

Môi trường cạnh tranh từ các ngân hàng: Một khi môi trường cạnh tranh

gay gắt, các ngân hàng đua nhau phát triển dịch vụ thẻ, cố gắng tiếp cận khách

hàng, từ đó giúp nâng cao chất lượng phục vụ, người dùng thẻ hưởng lợi từ sự cạnh tranh này. Ngược lại, khi thị trường có ít đối thủ cạnh tranh sẽ dẫn đến sự ỷ lại từ

các ngân hàng chiếm thị phần lớn, khó chen chân trong phát triển dịch vụ của các ngân hàng nhỏ. Vì vậy một mơi trường cạnh tranh cũng là một trong những tiền đề

để kéo theo mảng dịch vụ thẻ phát triển.

1.3.2.2 Nhân tố chủ quan

Một là, trình độ chun mơn của các cán bộ phụ trách thẻ: Đội ngũ nhân

viên chuyên nghiệp, nắm rõ nghiệp vụ, hiểu rõ tâm lý khách hàng là một trong những mong muốn của bất kỳ ban lãnh đạo. Trình độ nhân viên càng chuyên nghiệp thì khâu xử lý nghiệp vụ càng nhanh chóng hơn, tạo sự tin tưởng nơi khách hàng sử dụng thẻ, giúp gia tăng lợi nhuận ngân hàng khơng chỉ ở mảng thẻ thanh tốn mà từ

đó có thể mở rộng sang các mảng dịch vụ khác.

Thứ hai, cơng tác chăm lo chăm sóc khách hàng: Khách hàng là đối tượng

chủ yếu cần nhắm đến trong cơng tác phát hành thẻ do đó cơng tác chăm lo, chăm sóc khách hàng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển dịch vụ. Mỗi ngân hàng có một đối tượng khách hàng cần nhắm đến, nên thẻ thanh tốn cần

có những chính sách riêng, những dòng sản phẩm thẻ khác nhau nhằm hướng đến

đối tượng khách hàng mục tiêu.

Thứ ba, chất lượng thẻ thanh toán: Khi đời sống của người dân cao thì yêu

cầu ngày càng cao hơn chất lượng cuộc sống. Do đó, việc sử dụng thẻ thanh tốn khơng chỉ nhắm đến phục vụ các nhu cầu rút, tiền mặt mà còn phải sử dụng thẻ để thanh tốn được hàng hóa, dịch vụ phục vụ những nhu cầu trong cuộc sống. Chính vì vậy, ngân hàng không chỉ nhắm đến mở rộng về số lượng thẻ mà còn phải nâng cao chất lượng phục vụ thẻ như giải quyết nhanh những khiếu kiện, phục vụ nhanh chóng nhu cầu khách, liên kết, hợp tác với các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tiện lợi trong thanh tốn.

Thứ tư, phát triển sản phẩm mới: Để có thể tiếp cận với nhiều đối tượng

khách hàng, các ngân hàng không ngừng triển khai những sản phẩm mới, thu hút khách hàng về sự đa dạng, tiện ích. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng có những đối tượng khách hàng đặc trưng riêng nên việc phát triển sản phẩm mới cũng cần hướng đến

đối tượng khách hàng này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt namngân hàng (Trang 28 - 32)