2.2 Thực trạng về hoạt động kinhdoanh thẻ tại Ngân hàng TMCP XNK Việt
2.2.7.2 Những khó khăn và nguyên nhân
Thứ nhất, nhiều đối thủ cạnh tranh: Lĩnh vực thẻ là mục tiêu cạnh tranh chính và trực tiếp của tất cả các ngân hàng lớn kinh doanh thẻ trên thị trường. Hầu hết các ngân hàng đều coi sản phẩm thẻ là sản phẩm chủ lực trong mảng dịch vụ
ngân hàng bán lẻ. Chính vì vậy đây là một thách thức không nhỏ không chỉ của
Eximbank mà của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay trong việc củng cố thị phần này, đặc biệt khi các đối thủ không ngừng lớn mạnh và gia tăng đầu tư nguồn lực (tài chính, cơng nghệ, nhân sự) cho kinh doanh thẻ.
Thứ hai, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân: Mặc dù chỉ thị của nhà
nước về thanh tốn khơng dùng tiền mặt tuy nhiên tập quán sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của người dân Việt Nam còn phổ biến, nhiều người vẫn còn muốn nhận lương bằng tiền mặt do sợ rủi ro mất tiền, không hiểu rõ về công nghệ, chưa quen với việc sử dụng ATM, máy POS, các tiện ích khác của máy và các thiết bị thanh toán khác, tâm lý người sử dụng không quen với việc thanh tốn hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ, những bất lợi do trục trặc kỹ thuật, mất cắp thông tin do sử dụng thẻ đi kèm.
Các chủ thẻ vẫn chưa có thói quen sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá, dịch vụ qua POS, thậm chí nhiều đơn vị chấp nhận thẻ mặc dù có máy POS kế bên
nhưng vẫn từ chối khách hàng khi thanh tốn bằng hình thức này, một số đơn vị khi muốn thanh toán bằng thẻ phải chuyển qua một quầy khác khiến thời gian chờ đợi của khách hàng rất lâu tạo tâm lý khơng thích dùng thẻ của người sử dụng, điều này gây tổn thất rất lớn về phía ngân hàng như tốn chi phí lắp đặt, khấu hao sản phẩm nhưng lại khơng tận dụng được máy móc.
Thứ ba, số lượng thẻ khơng hoạt động cịn cao: Trong báo cáo của các ngân
hàng gửi hiệp hội thẻ số lượng phát hành thẻ rất cao nhưng tỷ lệ thẻ chết còn cao hơn nhiều so với mức bình qn, cao nhất là thẻ tín dụng quốc tế. Theo dự đoán của một lãnh đạo hội thẻ Việt Nam từng dự đoán số lượng thẻ ATM “rác” trên tồn hệ thống có thể lên đến 50% nguyên nhân là do tâm lý người Việt Nam vẫn còn ngại khi mang tiếng vay tiền ngân hàng để chi tiêu. Hiện nay, hầu như các chủ thẻ tín dụng chủ yếu chỉ dùng thẻ để đi cơng tác nước ngồi, đi du lịch,…nhiều người cịn khơng biết tính năng cơng dụng của thẻ tín dụng.
Thứ tư, các loại tội phạm thẻ ra đời ngày càng nhiều với tính chất ngày
càng phức tạp. Theo số liệu thống kê, đối với nghiệp vụ thanh toán, tỷ lệ gian lận
tại Việt Nam trong năm 2009 tương đối cao, gấp 3,1 lần so với thế giới, 9,94 lần so với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đối với nghiệp vụ phát
hành, tỷ lệ này gấp đôi so với các nước trong khu vực. Trong năm 2011, tỷ lệ gian lận thẻ tăng gấp 3 đến 5 lần so với cùng kỳ năm 2010. Theo thống kê của tiểu ban quản lý rủi ro Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tổng giá trị giao dịch gian lận trong năm 2011 ước tính khoảng 1 triệu USD trong quý 1 và 1,5 triệu USD trong quý 2, gấp 3 – 5 lần so với cuối năm, trong đó thẻ Visa mất khoảng 1,9 triệu USD, Master card mất khoảng 1,2 triệu USD. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan truyền thơng đại chúng đưa những thơng tin trái chiều, phóng đại làm ảnh hưởng đến tâm lý của người sử dụng thẻ, ảnh hưởng dến dịch vụ phát triển thẻ của các ngân hàng.
Thứ năm, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách
thẻ vẫn còn yếu: nhân viên tiếp xúc khách hàng vẫn chưa rành chuyên môn nghiệp
vụ, dẫn đến yếu kém trong công tác hướng dẫn khách hàng, làm tốn nhiều thời gian của khách, một vài chi nhánh, phịng giao dịch vẫn chưa có cán bộ chun biệt phục vụ công tác về thẻ. Điều này làm mất lòng tin cho khách hàng ngay từ khâu phát
hành, gây khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu uy tín của Eximbank để phát triển mảng dịch vụ này.
Thứ sáu, quy mơ, số lượng, tính năng máy ATM, POS của Eximbank còn hạn chế: Mặc dù Eximbank có những ưu đãi sẽ trả tiền cho người sử dụng nếu rút
tiền tại các máy khác hệ thống nhưng vẫn chưa thể khuyến khích người sử dụng dùng thẻ. Một số báo đưa tin làm nghiêm trọng hóa các lỗi của hệ thống ATM, gây tâm lý không yên tâm cho người sử dụng thẻ. Nhiều máy cà thẻ vẫn chưa cà được
thẻ nội địa gây bất lợi cho người dùng thẻ. Nhiều chi nhánh, phòng giao dịch vẫn chưa quản lý máy cà thẻ, gây lãng phí tiền đầu tư máy, chi phí cơ hội tăng cao.
Thứ bảy, mạng lưới chi nhánh của Eximbank còn mỏng: gây bất tiện cho
khách hàng nếu muốn tìm điểm giao dịch, làm hạn chế trong công tác phát triển
dịch vụ thẻ. Mặc dù số lượng chi nhánh phịng giao dịch của Eximbank có tăng qua các năm tuy nhiên mức tăng này vẫn còn khiêm tốn so với các ngân hàng khác (tính
đến hết năm 2011, Eximbank có 203 điểm giao dịch trên cả nước gồm 1 sở giao
dịch, 1 văn phòng đại diện, 40 chi nhánh, 157 phòng giao dịch, 3 điểm giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm), nhiều khách hàng khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm giao dịch trong khi giai đoạn cạnh tranh hiện nay chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân
hàng khác rất nhiều (Vietcombank có đến 400 chi nhánh/phòng giao dịch), ACB
(327 chi nhánh/phòng giao dịch)
Bảng 2.10: Số lượng điểm giao dịch và ngân hàng đại lý của các ngân hàng
Năm EIB ACB Sacombank TCB VCB VietinBank
ĐGD 203 327 406 282 400 1,150
Đại lý 852 1,003 600 663 1,300 900 Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng
Thứ tám, mức phí ngân hàng làm người sử dụng e ngại khi sử dụng thẻ thanh toán. Bên cạnh mức phí thường niên, phí phát hành thì gần như các ngân
hàng đều thu phí chuyển đổi ngoại tệ (mức phí này áp dụng khi dùng thẻ thanh tốn hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ). Mức phí này thường từ 3 - 4% số tiền chi tiêu; cá biệt một số trường hợp có trên 4%. Việc thu phí này khiến nhiều người sử dụng cảm thấy khá bất tiện bởi tính ra, mức chênh lệch này không nhỏ, chưa kể chủ thẻ phải chịu các khoản phí khác như phí thường niên, lãi suất nợ quá hạn….
Thứ chín, thu nhập từ hoạt động thẻ của Eximbank vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng lợi nhuận của Eximbank. Mặc dù lợi nhuận hoạt động thẻ càng
ngày càng tăng qua các năm nhưng so với tổng lợi nhuận thì tỷ trọng đóng góp
mảng sản phẩm này của Eximbank giảm xuống (năm 2008:1.96%, năm 2009: 1.64%, năm 2010: 1.37%, năm2011: 1.24%), con số này quá nhỏ so với mảng hoạt
động thẻ thanh tốn như hiện nay.
Thứ mười, về cơng tác bán hàng: Eximbank vẫn còn thiếu kết hợp bán chéo
sản phẩm, dịch vụ giữa khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong năm 2011, tổng thu nhập 3.726 tỷ đồng, trong đó thu từ khách hàng doanh nghiệp đến 2.254 tỷ đồng (chiếm 60% tổng thu nhập), khách hàng cá nhân 1.472 tỷ đồng.
Trong khi đó tổng khách hàng đến cuối năm 2011 của Eximbank là 558.009 khách, trong đó khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm có 5%, điều này cho thấy mặc dù số lượng khách hàng rất thấp nhưng phần lợi nhuận thu được từ mảng hoạt động này lại cao do từ trước đến nay Eximbank chuyên về mảng KHDN, ngân hàng cần lợi dụng lợi thế này để phát triển mảng bán lẻ trong thời gian sắp tới.
Bảng 2.11: Tỷ trọng và cơ cấu thu nhập của KHCN và KHDN của Eximbank
Chỉ tiêu Cá nhân Doanh nghiệp
Tỷ trọng thu nhập từ 40% 60%
Cơ cấu thu nhập
- Huy động vốn 57% 36%
- Cho vay 39% 52%
- Dịch vụ 4% 12%
Nguồn: Báo cáo hoạt động của Eximbank
Kết luận chương 2
Trong chương 2 giúp chúng ta hiểu rõ hơn tổng quan trong nghiệp vụ thẻ thanh tốn và các loại thẻ hiện nay đang có tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam từ đó đánh gíá được thực trạng trong cơng tác phát hành và thanh tốn thẻ tại Eximbank, qua đó đánh giá giữa công tác thẻ hiện nay của Eximbank so với thị trường chung. So sánh những điểm mạnh, điểm yếu, các thủ tục, tính năng, tiện ích, biểu phí của thẻ nội địa và thẻ quốc tế của Eximbank so với các ngân hàng bạn để từ đó đánh giá nhằm giúp Eximbank tận dụng được những lợi thế và khắc phục
những điểm yếu để phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng.
Từ việc phân tích, so sánh trên luận văn đã phân tích được những cơ hội và thách thức trong công tác phát hành và thanh tốn thẻ của các ngân hàng nói chung và từ đó nêu được những ưu điểm và hạn chế trong công tác phát hành và thanh
tốn thẻ của Eximbank nói riêng, tạo tiền đề cơ sở đưa ra các giải pháp để phát triển thẻ thanh toán tại Eximbank trong chương 3.
Chương 3:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM