Biểu hiện chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN

2.1 Thực trạng về chi phí đại diện trong các công ty cổ phần Việt Nam

2.1.1 Biểu hiện chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu

Như chương 1 đã nêu, chi phí đại diện của vốn chủ hữu phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý và chủ sở hữu do sự tách biệt về quyền quản lý và quyền sở hữu tài sản trong mơ hình quản lý hiện đại của các cơng ty. Các cơng ty Việt Nam cịn q bàng quan với chi phí đại diện, nó phát sinh mà khơng được kiểm soát ngay từ cơ chế quản lý cũ và nó vẫn tồn tại, phát triển khi chúng ta đang nỗ lực cải thiện trong tư tưởng quản trị doanh nghiệp. Những xung đột về lợi ích đặc biệt xảy ra nhiều trong những doanh nghiệp nhà nước và ở các công ty cổ phần, biểu hiện là mâu thuẫn giữa cổ đông và người quản lý và mâu thuẫn giữa các cổ đông với nhau.

 Mâu thuẫn giữa người sở hữu và người quản lý

Trong công ty cổ phần, chúng ta đều nhận thấy mối quan hệ lớn nhất đó là quan hệ giữa người đại diện và cổ đông. Đây cũng là 2 chủ thể có mâu thuẫn lợi ích lớn nhất và ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất đến sự phát triển của doanh nghiệp. Theo luật doanh nghiệp 2005 quy định “giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội

việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao”. Điều này cho thấy rõ vai trò “người điều hành” của các giám đốc, tổng giám đốc công ty. Họ đại diện cho cổ đông – các ông chủ - để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày và chịu sự giám sát của các ông chủ mà đại diện là Hội đồng quản trị.

Theo thống kê thì hiện nay các cơng ty cổ phần Việt Nam chia 2 loại chủ yếu: công ty cổ phần được thành lập từ sự góp vốn của các cổ đông và người đại diện này thường là cổ đông lớn nhất của công ty (1) và công ty cổ phần là kết quả của sự chuyển đổi hình thức các cơng ty Nhà nước (2).

Đối với loại hình cơng ty (1), người đại diện vừa là người chủ, vừa là người

đại diện cho các cổ đơng cịn lại ra quyết định quản trị và điều hành. Mục tiêu lợi

nhuận cao nhất cho cơng ty cũng chính là mục tiêu lợi nhuận cao nhất cho người điều hành này. Thoạt nghe thì ta thấy khơng có lý do để chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu phát sinh trong loại hình cơng ty này. Tuy nhiên, người đại diện ở đây vẫn có xu thế ưu tiên hơn những lợi ích của cá nhân mình mà khơng muốn chia sẻ lợi ích đó cho những cổ đông khác hay họ lựa chọn giữa cái được lớn hơn so cái mất nhỏ hơn chỉ cho bản thân mình.

- Ví dụ 1: với lợi thế có được thơng tin chính xác, họ có thể đi trước các cổ đông khác một bước là họ sẵn sàng chuyển dự án béo bở mà cơng ty có được cho người nhà của mình thực hiện. Việc này làm lợi nhuận của công ty giảm đi, đồng nghĩa với việc lợi ích của nhà quản lý tương ứng số vốn họ góp trong cơng ty cũng giảm đi nhưng lựa chọn của họ là để người thân của họ hưởng trọn 100% lợi nhuận từ dự án. Trong trường hợp này, người quản lý không chấp nhận chia sẻ bất kỳ phần trăm lợi nhuận từ dự án đó. Và các cổ đơng khác đã bị mất đi phần lợi nhuận từ dự án này. Khoản mất đi đó là chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu mà các cổ đơng cịn lại phải gánh chịu do cổ đông là người đại diện kia đã hành động khơng vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sự tư lợi là nguyên nhân phát sinh chi phí này.

- Ví dụ 2: Với quyền điều hành và những thông tin chỉ riêng cổ đông là nhà quản lý này biết có thể giúp họ hưởng các khoản hoa hồng từ những hợp đồng với nhà cung cấp. Khi họ quyết định đầu tư một dự án, họ hồn tồn có thể chấp nhận

một hợp đồng chi phí với giá cao hơn giá trị trường để hưởng hoa hồng từ nhà cung cấp. Khoản chi phí cao hơn thị trường này sẽ được chia sẻ với tất cả các cổ đông khác trong khi khoản hoa hồng từ nhà cung cấp chỉ riêng nhà quản lý được hưởng. So sánh giữa hai giá trị được và mất này, nhà quản lý hồn tồn có khả năng hành

động khơng vì mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Khoản chi phí chênh lệch

cao hơn nói trên chính là chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu phát sinh từ bất cân

xứng thông tin và mối nguy đạo đức. Đây cũng là mất mát phụ trội mà cơng ty nói

chung và các cổ đơng khác nói riêng phải gánh chịu.

Như vậy, trong loại hình cơng ty (1) cho dù người sử hữu đồng thời là nhà quản lý thì vẫn có những lợi ích cá nhân khác của nhà quản lý ngồi mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Các thông tin nội bộ, vị thế người điều hành mang lại cho người đại diện của chúng ta nhiều lợi ích mà chỉ họ mới được hưởng, trong khi đó các cổ đơng khác phải chịu chi phí. Các chi phí này khơng thể hiện rõ bằng tiền hay các loại tài sản khác mà là chi phí ẩn, một dạng chi phí cơ hội, chi phí thơng tin.

Điều này phù hợp với phần phân tích lý thuyết tại chương 1.

Đối với loại hình doanh nghiệp thứ (2), thì vấn đề chi phí đại diện đã và

đang là sự báo động với các vụ bê bối liên quan các vị Giám đốc và Tổng giám đốc với tư cách người đại diện. Nếu phân loại chi phí đại diện thì có thể xem những lợi ích cá nhân mà các vị là đại diện này có được là mất mát phụ trội đối với công ty cổ phần. Những mất mát phụ trội này có thể gây hậu quả nghiêm trọng hay không nghiêm trọng cho hoạt động của doanh nghiệp nhưng về mặt quản trị doanh nghiệp thì nó là một loại chi phí cơ hội, chi phí cho sự rị rỉ và bưng bít thông tin. Để hạn chế những mất mát này, các cổ đơng phải chấp nhận một khoản chi phí cho việc giám sát hoạt động của ban điều hành.

- Một thực trạng đang ngày càng được phát hiện nhiều tại các công ty loại này là cả một bộ máy người đại diện vi phạm các nguyên tắc quản lý, vi phạm đạo đức dẫn đến tổn thất nặng nề không chỉ cho riêng chủ sở hữu mà cịn ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng. Thực trạng này diễn ra ở hầu hết các công ty lớn do Nhà nước nắm cổ phần chi phối và người đại diện cũng là người do Nhà nước cử ra để quản lý

công ty. Những vụ bê bối của PMU18, sổ số kiến thiết Ninh Thuận, Vinashin, … cho thấy Việt Nam hầu như hoàn toàn để ngoài vịng kiểm sốt đối với những doanh nghiệp lớn mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Tiền của doanh nghiệp được chuyển vào túi cá nhân, chi cho những thói hư tật xấu, chi cho sự kém hiểu biết trong q trình lãnh đạo của người đại diện. Đó là gì? Là chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu biểu hiện một cách quá sâu sắc. Nhà nước bỏ tiền ni dưỡng chính những người đang phá hại tài sản của Nhà nước. Việc không đồng nhất lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý đã tạo ra lượng chi phí quá lớn. Và nguyên nhân không thể không kể đến của những bê bối xảy ra là do hệ thống giám sát của chúng ta q yếu kém, chồng chéo và vơ hiệu hóa. Chi phí giám sát vẫn phải chi trả đó là chi phí để duy trì các cơ quan ban ngành chủ quản nhưng hiệu quả ngăn ngừa và xử lý không cao. Giải pháp đưa ra không phải là chi thêm chi phí giám sát mà là cơ cấu và tổ chức lại hệ thống giám sát một cách hiệu quả.

- Thời gian gần đây, các công ty cổ phần có xu hướng mở rộng đầu tư vào các ngành nghề không phải thuộc lĩnh vực họ chiếm ưu thế. Ví dụ cơng ty vận tải, ngân hàng, … đầu tư vào bất động sản. Những hoạt động đầu tư này phần lớn không mang lại hiệu quả cao và lâu dài cho cơng ty vì thực tế họ khơng có thực lực cạnh tranh. Việc này các nhà quản lý có đánh giá được khơng? Câu trả lời là có. Như vậy tại sao họ đầu tư? Và vấn đề chi phí đại diện được đặt ra. Bản thân người quản lý họ chớp cơ hội đầu tư ngắn hạn, mang lại lợi nhuận trong chốc lát nhưng sau đó có thể là thời gian dài thua lỗ hay vốn bị tồn đọng. Mục đích của họ chỉ để dương cao thanh thế lúc họ nắm quyền, mở rộng mối quan hệ, thâu tóm quyền lực. Sự mất mát lợi ích của doanh nghiệp là chi phí cơ hội mà doanh nghiệp khơng thể đầu tư vào dự án hợp lý hơn. Việc làm này của nhà quản lý tạo ra chi phí đại diện cho doanh nghiệp mà lý thuyết về chi phí này gọi là mất mát phụ trội trong chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu.

 Mâu thuẫn giữa những chủ sở hữu với nhau.

Đại đa số các vụ lộn xộn này là người lao động bán đi những cổ phần họ

ích khác nhau, trong đó có những cổ đơng muốn thơn tính cơng ty bằng mọi giá, kể cả việc làm cho công ty càng suy yếu càng dễ dàng cho kế hoạch của họ. Cũng có những cổ đơng khơng chấp nhận phương án kinh doanh cứu doanh nghiệp thốt hiểm. Điển hình như ví dụ về công ty Bông Bạch Tuyết được nêu ở phần sau. Những xung đột nội bộ không thể tự giải quyết được do điều lệ cơng ty khơng rõ ràng thì được mang đến tịa. Các phán quyết của tịa hầu như khơng có tính thực thi do khơng giải quyết một cách thỏa đáng các mâu thuẫn trong nội bộ và không tạo được sự cân bằng lợi ích của các thành phần khác nhau trong cơng ty. Trong q trình giải quyết những mâu thuẫn này, lợi ích chung của cơng ty đã bị ảnh hưởng lớn do lúc này việc chính của tồn cơng ty khơng còn là lo phát triển sản xuất kinh doanh mà họ lo đối kháng và kìm hãm lẫn nhau. Sự mất mát của cơng ty này chính là chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu.

Từ thực tế của Việt Nam, một nhận xét đặc trưng được đưa ra là những nguyên nhân gây phát sinh chi phí đại diện có tính chất lây lan từ cá nhân người đại diện này sang cá nhân người đại diện khác, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác do chúng ta khơng có đủ lực và trình độ để kiểm sốt, xử lý những bất cập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)