Giải pháp về chính sách cổ tức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN

3.4 Giải pháp về cấu trúc vốn

3.4.2 Giải pháp về chính sách cổ tức

Trong hồn cảnh cụ thể của cơng ty cổ phần, việc sử dụng chính sách cổ tức để thay đổi cấu trúc vốn, nhằm giảm chi phí đại diện.

- Trường hợp công ty quyết định chi trả cổ tức, dòng tiền chi ra làm giảm lợi nhuận giữ lại nên có khả năng họ phải huy động tiền từ vốn cổ phần bằng phát hành cổ phiếu mới. Cổ phiếu mới được phát hành đồng nghĩa với việc có nhiều hơn thành phần kinh tế góp vốn, họ là lực lượng giám sát hoạt động của cơng ty, nhất là khi các thành phần đó là các ngân hàng, các cơng ty kiểm toán, các tổ chức tài chính và cả các cơ quan luật định trong quá trình làm thủ tục phát hành mới cổ phiếu. Việc này buộc các nhà quản lý phải hành động vì lợi ích của cổ đơng, giảm chi phí đại diện. Như vậy, chi trả cổ tức, việc gia tăng sử dụng vốn cổ phần cũng có tác động tích cực giảm chi phí đại diện trong một giới hạn nào đó.

- Trường hợp cơng ty cổ phần không chi trả cổ tức mà giữ lại cho mục đích tăng thêm vốn tiếp tục đầu tư, việc làm này làm gia tăng vốn chủ sở hữu. Khi đó cơng ty giảm sử dụng địn bẩy nợ, dẫn đến giảm chi phí kiệt quệ tài chính và rủi ro phá sản. Kết quả là giảm chi phí đại diện của nợ ngay cả khi khoản cổ tức không đi kèm với việc huy động vốn mới.

KIẾN NGHỊ

Với đặc điểm thời kỳ dài tồn tại những công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước, người điều hành là người đại diện sở hữu tồn dân nên chi phí đại diện đã tồn tại từ lâu tại Việt Nam. Tuy nhiên sự hiểu biết về chi phí đại diện và ý thức giám sát chi phí đại diện chưa được quan tâm đúng mức. Những nghiên cứu về vấn đề đại diện ở Việt Nam chưa được mơ hình hóa cụ thể mà mới chỉ dừng ở những nghiên cứu định tính. Khi Việt Nam gia nhập hoạt động thương mại thế giới thì mọi yếu kém về quản lý của chúng ta đều mất cơ hội cạnh tranh với các nước khác. Đặc biệt trong môi trường công ty cổ phần của Việt Nam xuất phát phần lớn từ công ty Nhà nước với nếp nghĩ và bản tính lạc hậu của người Việt càng làm cho vân đề đại diện và chi phí đại diện trở nên khó giải quyết.

Mối mâu thuẫn giữa người quản lý và người sở hữu là mối mâu thuẫn mn thủa, chúng ta khơng thể triệt tiêu nó một cách hồn tồn mà chỉ có thể tìm những giải pháp giám sát, giảm thiểu những tác động tiêu cực, tối đa những tác động tích cực. Và một người, một nhóm người hay một ngành học nào đó khơng thể làm được việc giúp cho nền kinh tế giảm bớt chi phí đại diện mà quan trọng là việc chúng ta đưa được nội dung về vấn đề đại diện đến với thực tế quản lý các doanh nghiệp, đến với sự nhận biết của nhà đầu tư để họ hiện thực hóa các hoạt động, đưa vấn đề đại diện đến với các cơ quan chức năng Nhà nước để họ giúp chúng ta về hoàn thiện pháp lý để giảm thiểu chi phí đại diện. Và đây cũng là mong muốn lớn nhất của tôi khi nghiên cứu đề tài này, bởi tôi hiểu vấn đề đại diện ở nước ta đây mới là giai đoạn đầu tiếp cận tìm hiểu bản chất của nó cho dù nó đã tồn tại từ lâu.

Từ những nội dung nghiên cứu trên, tơi có một số kiến nghị như sau:

Kiến nghị Bộ tài chính và Bộ giáp dục đào tạo: việc định lượng chi phí đại diện tại Việt Nam hiện nay còn là vấn đề quá khó khăn với hầu hết những người muốn nghiên cứu vấn đề đại diện. Việc chỉ định tính được chi phí đại diện cũng là một hạn chế khi muốn truyền đạt nó cho người khác vì khó đưa ra được mức độ ảnh hưởng. Đề nghị các nhà nghiên cứu cấp cao nghiên cứu xây dựng một mơ hình

Kiến nghị với Quốc hội: Vấn đề đại diện ở Việt Nam đã gây ra những hậu

quả vô cùng nghiêm trọng trong lịch sử thị trường kinh doanh nhưng hầu hết việc phát hiện xử lý là “nhắm mắt cho qua” hay “giơ cao đánh khẽ” nên tính răn đe khơng có, các nhà quản lý vẫn lạm dụng chức quyền để làm mưa làm gió và bản tính này được truyền từ đời này qua đời khác do tính chất hấp dẫn của nó về lợi ích. Việc tổ chức bộ phận giám sát theo đúng nghĩa mới chỉ được thực hiện phần ít doanh nghiệp, số cịn lại đang xây dựng mang tính hình thức. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng tăng cường vai trị của các tổ chức kiểm sốt, trao cho họ quyền hạn và lợi ích đủ để họ sẵn sàng tố giác và xử lý những sâu mọt trong xã hội.

Kiến nghị với Bộ giáo dục và đào tạp: Vấn đề đạo đức kinh doanh có vẻ là

nguồn cội của nhiều vấn đề, khơng riêng gì vấn đề đại diện. Vì thế, cần có biện pháp để thế hệ trẻ của chúng ta tránh xa những tư tưởng lạm dụng chức quyền của thế hệ trước bằng cách sớm đào tạo cho chúng những tư duy tiến bộ và bình đẳng của một số nước trên thế giới. Chúng ta tạo ra nhiều của cải đủ cho nhu cầu của xã hội, người giỏi sẽ là người đứng đầu và hưởng lợi ích đầu tiên mà không cần phải

trà đạp nên người yếu hơn mình vì người yêu họ chấp nhận hưởng phần lợi ích

khiêm tốn hơn, tương ứng với những gì họ cống hiến.

Như vậy, chúng ta có thể thấy có nhiều biện pháp để giảm thiểu và ngăn chặn chi phí đại diện phát sinh và những tác động tiêu cực của nó. Các giải pháp từ vi mô đến vĩ mô nhằm cải thiện những thiếu sót và tŕnh độ quản lý có vai trị định hướng. Tuy nhiên, với tình trạng các cơng ty cổ phần nước ta hiện nay phần lớn là chuyển đổi hình thức từ các doanh nghiệp Nhà nước thì yếu tố “mối nguy đạo đức”

đáng phải được đề cao bên cạnh cách biện pháp tăng kỹ năng kiểm sốt bên trong

KẾT LUẬN CHUNG

Chi phí đại diện được đánh giá là loại chi phí có tác động sâu sắc đến hoạt động của doanh nghiệp nhưng để phát hiện và kiểm sốt chi phí này là điều không dễ dàng. Như Kazuo Ogawa và Hirokuri Uchiyama đã nêu, quyết định đầu tư nhưng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chi phí đại diện nhưng chi phí đại diện phát sinh không phụ thuộc bất kỳ tác động nào từ đầu tư. Điều đó có thể thấy sự hợp lý vì chi phí đại diện phần lớn có nguồn gốc từ bản thân con người, là người đại diện. Bản chất tâm sinh lý con người luôn hướng tới lợi ích cá nhân là trước tiên khi mà lợi ích đó khơng trùng hợp với lợi ích của doanh doanh.

Đặc biệt với điều kiện Việt Nam, khi trị trường chứng khoán chưa phát

triển mạnh mẽ, chưa có đủ hành lang pháp lý, trình độ quản lý yếu kém, những động tác kiểm soát, thanh tra, xử lý cịn lỏng lẻo thì đây là mơi trường tốt cho chi phí đại diện phát triển ngồi vịng kiểm sốt.

Trong khi đó, nhận thức của chúng ta về loại chi phí này cịn chưa sâu sắc nếu khơng nói là hời hợt. Bấy nhiêu những bài nghiên cứu trong một vài năm trở lại

đây chưa có tính ứng dụng cao vì điểm yếu là chưa định lượng được chi phí này.

Những giải pháp luận văn đưa ra mang tính củng cố thêm kiến thức về chi phí đại diện và mong muốn góp phần gây sự chú ý của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư khi đầu tư bất kỳ dự án nào để mang lại lợi ích cao nhất cho đồng vốn mình bỏ ra.

Các nhà kinh tế học trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn chi phí này cho dù họ đã phát hiện và ứng xử với nó trong nhiều năm qua. Việt Nam chúng ta bên cạnh việc kế thừa những nghiên cứu của họ cũng cố gắng có những nghiên cứu riêng biệt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nền kinh tế thời hiện tại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Luật doanh nghiệp 2005

2. Nguyễn Thị Cành (2009), Quản trị tài chính, Bản dịch, Nhà xuất bản Cengage, Singapore

3. Trần Đức Nam (2006), “Trả thù lao cho giám đốc thế nào là hợp lý?”. Bản quyền

kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=879

4. Trịnh Hoàng Liên (2003), “Bài học từ Enron”,

http://www.bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=90

5. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Tp Hồ Chí Minh

6. Trần Ngọc Thơ (2005) “Giám sát doanh nghiệp nhà nước bằng cách nào?” Trang

web sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng

7. Trang web của Bộ tài chính http://www.mof.gov.vn 8. Trang web Thời báo kinh kế online http://vneconomy.vn/

Tiếng Anh

1. Kazuo Ogawa and Hirokuni Uchiyama (2003), Does agency cost model

explain business fluctuations in Japan?: an empirical attempt to estimate agency cost by firm sizze, The Institute of Social and Economic Research

Osaka University, Japan

2. Michael C.Jensen, Webside Social Scien Research Network, Theory of the

Firm: managerial Bahavior, Agency costs and Ownership Structure,

http://www.ssrn.com

3. Patrick McColgan (2001), Agency theory and corporate governance: a review of the literature from a UK perspective, University of Strathclyde, UK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)