Giải pháp làm tăng sự giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN

3.2 Giải pháp làm tăng sự giám sát

Như đã phân tích trong phần trước, các biện pháp giám sát đưa ra đồng nghĩa với việc tăng thêm khoản chi phí cho doanh nghiệp. Nhưng trên khảo sát thì khoản chi phí này làm giảm khoản mất mát phụ trội. Thơng qua các ví dụ thực tế,

chi phí đại diện tại Việt Nam phần lớn là mất mát phụ trội; là khoản chi phí rất khó

để kiểm sốt. Khi có sự giám sát chặt chẽ, người quản lý vì lợi ích lâu dài của họ, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn.

3.2.1 Tăng sự giám sát từ bên trong

 Hiện nay luật quy định ban kiểm soát trực thuộc đại hội đồng cổ đông chứ không trực thuộc Hội đồng quản trị. Đây là đổi mới đáng khích lệ vì sự phù hợp của nó với cơ chế hoạt động của cơng ty cổ phần, nó làm tăng trách nhiệm và tính

độc lập của ban kiểm sốt. Họ có một vị thế mới để tự tin làm đúng chức năng,

nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, việc có thực hiện được đúng mong muốn của cổ đông hay không thuộc về vấn đề đạo đức và năng lực của thành viên ban kiểm soát.

Để củng cố năng lực của ban kiểm sốt thì việc đào tạo chuyên ngành cho những thành viên là rất cần thiết. Từ đó đưa ra yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp bắt buộc đối những người muốn tham gia hoạt động này. Thực tế ở các công ty cổ phần Việt Nam, phần lớn ban kiểm sốt đều khơng có kiến thức chuyên ngành mà họ được bình bầu chỉ mang tính hình thức chứ khơng nhằm mục tiêu giám sát doanh

nghiệp, họ có thể lại bắt tay với ban quản trị. Kết quả là nhiều nhà quản lý doanh nghiệp tham ô, tham nhũng nghiêm trọng nhưng không bị tố giác bởi Ban kiểm soát cho đến khi bị báo chí phanh phui. Và điều quan trọng là chúng ta lập ra Ban kiểm sốt nhưng khơng có luật quy định đối xử với họ thế nào, họ được lợi gì khi tố giác nhà quản trị và sẽ bị xử phạt như thế nào khi họ để xảy ra những hành động tiêu cực mà không phát hiện được.

 Ngồi ra, trong cơng ty cổ phần hiện nay cịn có bộ phận kiểm tốn nội bộ. Tuy bộ phận này trực thuộc Hội đồng quản trị, chức năng của họ là giám sát hoạt động về kế tốn, tài chính của doanh nghiệp để đưa ra những cải tiến và hướng dẫn doanh nghiệp làm theo quy định. Về bản chất có thể họ hạn chế quyền lực so với Ban kiểm soát nhưng đây cũng là một cơng cụ có thể giúp giám sát khi chúng ta tổ chức họ gắn liền với chức năng của Ban kiểm sốt. Họ là những người có chun mơn nghiệp vụ, họ có thể hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu phát hiện sai phạm từ ban quản lý.

Đối với Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp nên nghiên cứu tổ

chức họ độc lập với Ban quản trị, nâng cao nghiệp vụ và trả thù lao gắn liền với vai

trò của họ, ban hành hành lang pháp luật để hướng dẫn hoạt động của những bộ phận này một cách rõ ràng, nhằm khuyến khích họ vì mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.

3.2.2 Tăng sự giám sát từ bên ngồi

Kiểm sốt từ bên ngồi của doanh nghiệp là việc tham gia kiểm tra của công ty kiểm toán độc lập, các tổ chức định chế tài chế, các cổ đông của công ty, cơ quan quản lý nhà nước, …

 Hiện nay các công ty kiển toán được thành lập và tổ chức theo nhiều mơ hình và chất lượng khác nhau. Để tăng tính kiểm sốt từ các cơng ty kiểm tốn vấn

đề đặt ra là nghiệp vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên và cao hơn nữa là trách

nhiệm của các cơng ty kiểm tốn.

- Việc tổ chức đào tạo chuyên ngành kế toán kiểm toán, kiểm tra để cấp chứng chỉ kiểm toán viên cũng là biện pháp chúng ta đã làm để nâng cao nghiệp vụ

của kiểm tốn viên. Tuy nhiên, sự hâm nóng thường xuyên, trao đổi thông tin kinh nghiệm, chia sẻ khó khăn nghề nghiệp và hỗ trợ duy trì đạo đức nghề nghiệp phải nói đến vai trị của các hiệp hội nghề nghiệp trong chuyên môn kiểm tốn. Thơng qua các hiệp hội này, người tổ chức có thể tuyên truyền và là cầu nối giữa các chế độ chính độ của Chính phủ và kiểm tốn viên, sẽ giúp họ thể hiện tốt hơn vai trị của cơng việc mình đang làm.

- Để kiểm tốn viên làm tốt vai trị của mình phải có hai điều kiện đi kèm:

quyền lợi và trách nhiệm. Quyền lợi ở đây chính là chế độ đãi ngộ xứng đáng, quy chế khen thưởng rõ ràng đối với những phát hiện sai sót nghiêm trọng của doanh nghiệp để tạo cho họ yên tâm và hứng thú với công việc. Trách nhiệm ở đây chính là các quy chế, hình thức phạt đối với những hành vi cố ý che dấu sai phạm. Các khung hình phạt phải chia nhiều mức rõ ràng, từ phạt hành chính đến hình sự. Vì những sai phạm của kiểm tốn sẽ mang lại mất mát to lớn đối với chủ sở hữu, cả về kinh tế lẫn uy tín kinh doanh.

Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán viên phát triển đến đâu, khơng thể khơng

kể đến vai trị của các cơng ty kiểm tốn, người đứng đầu tổ chức kiểm toán. V́

người đứng đầu là người chịu trách nhiệm và quyết định công bố thông tin, đồng thời họ cũng là người định hướng và đưa ra nguyên tắc làm việc cho các kiểm toán viên. Hiện nay, các chế tài về hoạt động kiểm toán chưa chặt chẽ. Các cơng ty kiểm tốn chưa có trách nhiệm cao với kết quả mình cơng bố. Nếu có phát hiện số liệu doanh nghiệp gian lận kể cả sau khi đã kiểm tốn thì cơng ty kiểm tốn vẫn khơng bị xử lý. Chính vì trách nhiệm của họ khơng bị ràng buộc đối với cổ đông hay chủ sở hữu mà họ chỉ ký hợp đồng ràng buộc với cơng ty được kiểm tốn. Mà cơng ty được kiểm tốn là ai? Đứng đầu chính là người quản lý. Vì thế, khi họ phát hiện sai sót, để tránh phiền phức hay mất hợp đồng kiểm toán vào những năm sau, họ sẵn sàng bỏ ngoài báo cáo kiểm tốn những sai phạm mà họ biết, khơng quan tâm đến lợi ích của chủ sở hữu.

Đến nay cả nước đã có 165 doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán với

(KTV). Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tốn cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới hiện nay. Thêm vào đó là sự chậm trễ của các văn bản điều chỉnh hoạt động này. Luật kiểm tốn Nhà nước chính thức đến tận năm 2005 mới được ban hành, luật kiểm toán độc lập đã quá muộn màng nhưng từ dự thảo 2008 đến 2010 vẫn chưa được chính thức ban hành.

 Các tổ chức định chế tài chính cũng góp phần khơng nhỏ trong việc giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Khi có nhu cầu vay vốn, các cơng ty phải có mối quan hệ vay mượn đối với các tổ chức này. Để vay được vốn, công ty phải cung cấp thông tin và các tổ chức này tiến hành kiểm tra tính xác thực của thông tin được cung cấp. Công việc của họ giúp cổ đông giám sát hoạt động của nhà quản lý. Như vậy, doanh nghiệp bỏ ra một khoản chi phí tài chính để giảm được chi phí đại diện.

 Theo nghị định 25 về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH 1 thành viên và sau đó tiến tới cổ phần hóa thì các doanh nghiệp này có xu thế thay đổi hình thức cho phù hợp để áp dụng chung luật doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, tình trạng doanh nghiệp này cịn chịu chỉ đạo từ nhiều mối, nhiều cơ quan ban ngành dẫn đến sự thụ động hoặc xấu hơn nữa là làm liều trong điều hành sản xuất kinh doanh vì khơng ai chịu trách nhiệm chính. Vì thế, giải pháp là các cơ

quan đại diện cho Nhà nước phải tập trung lại và thành lập một tổ chức chuyên

trách làm chủ sở hữu để chỉ đạo và giám sát chứ không phải là một cá nhân nào đó và tổ chức này phải tách biệt với tổ chức quản lý hành chính. Việc này sẽ giảm bớt

sự thất thốt tiền của khi quyền định đoạt khơng tập trung trong tay của một cá nhân được bầu làm đại diện vốn nhà nước tại các công ty hay công ty cổ phần lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)