Nhóm nguyên nhân phát sinh mất mát phụ trội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN

2.4 Nguyên nhân cụ thể phát sinh chi phí đại diện tại Việt Nam

2.4.3 Nhóm nguyên nhân phát sinh mất mát phụ trội

- Tham nhũng tài sản: Việc các cá nhân tham nhũng tài sản là sự tư lợi,

hành động vì lợi ích riêng của bản thân mang đến cho doanh nghiệp những mất mát

phụ trội. Điển hình là việc chính phủ đứng ra vay nợ 750 triệu USD thông qua phát

hành trái phiếu quốc tế tháng 10 năm 2005, rồi vô tư phân bổ lại cho một doanh nghiệp Nhà nước lớn như ví dụ về Vinashin đã nêu. Chủ trương này sai hoàn toàn. Đây là một dạng bao cấp trá hình bằng nguồn vốn ngân sách, đi ngược lại với xu thế tự do hóa mà Việt Nam cam kết với các tổ chức quốc tế, được bao bọc bởi mỹ từ hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tài sản tài chính này có nguy cơ bị tham nhũng và lãng phí rất cao. Nguồn vốn ODA cho ngành giao thông vận tải, vốn được quản lý theo một quy trình rất chặt chẽ, lại có thêm sự giám sát của nhà tài trợ nước ngồi, thế mà cịn bị các con bạc triệu đô tùng xẻo trong vụ bê bối của PMU18. Thử hỏi tài sản tài chính vay nợ dưới dạng trái phiếu quốc tế, chỉ có ta với ta giám sát với nhau thì tham nhũng và lãng phí cịn đến mức độ nào?

Trong cuộc khảo sát do WB tiến hành từ tài liệu “chống tham nhũng ở Đông Á” năm 2004 đã cho thấy qui mơ doanh nghiệp càng lớn, tình trạng tham nhũng càng khó kiểm sốt và điều này đã làm gia tăng đáng kể chi phí kinh doanh và làm giảm đi sức cạnh tranh của các tập đoàn.

- Cạnh tranh thu hút nhân sự yếu: do phải tuân thủ những quy định bất hợp

lý, cứng nhắc về chế độ tiền lương, tiền thưởng, các doanh nghiệp trong nước cũng đang đang chịu nhiều thua thiệt so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Đặc biệt là chế độ bổ nhiệm cán bộ khơng khuyến khích được thu hút nguồn chất xám làm việc. Cơ chế làm việc “ bằng cấp khơng bằng bằng lịng” đã làm nản những trí thức có trình độ và tâm huyết phục vụ cho doanh nghiệp của mình phải từ bỏ ý định phục vụ doanh nghiệp. Kể cả khi những người có năng lực ở lại phục vụ doanh nghiệp, với quy chế lương thưởng bị quản lý hành chính như hiện nay, người quản

lý cũng sẽ tự phải tìm cách tồn tại và bù đắp những cơng sức mình bỏ ra bằng con đường khơng chính thống. Đó là chi phí đại diện lấy từ tài sản của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không kiểm sốt được.

Những ngun nhân trên cịn tồn tại tại Việt Nam cũng do đặc điểm của nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế bao cấp. Hầu hết các cơng ty cịn bàng quan khơng có biện pháp hữu hiệu để tránh xung đột lợi ích, khơng có những nguyên tắc quản trị tốt, bên cạnh đó cơ chế công bố thông tin công khai và thực hiện kiểm toán bắt buộc là vấn đề hết sức mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt Nam, dẫn đến tình trạng những người quản lý lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao, sử dụng tài sản, cơ hội kinh doanh của cơng ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của người có liên quan khác hoặc làm thất thốt nguồn lực do cơng ty kiểm sốt. Với cương vị là người đại diện, họ tiếp cận được rất nhiều thông tin mà không phải người sở hữu nào cũng được biết, họ biết được những mặt hàng, những sản phẩm dịch vụ mà công ty cần mua bán, các yêu cầu cần thiết để ký kết hợp đồng, cung cách thực hiện việc sản xuất kinh doanh của cơng ty; việc tìm kiếm, tiếp cận, gặp gỡ, bàn bạc, thỏa thuận các yêu cầu, điều kiện với các đối tác kinh doanh của công ty cũng do họ đảm nhiệm. Kết quả là những cơ hội hợp tác kinh doanh mua bán thường dành cho các cơng ty gia đình, hoặc là những cơng ty biết dành một khoản hoa hồng, lợi tức hấp dẫn cho các nhà điều hành cơng ty. Trong khi đó, nếu cơ hội hợp tác kinh doanh được phân bổ một cách cơng bằng thì có thể các cổ đơng – các ơng chủ cịn lại sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn nữa, sự cạnh tranh công bằng giữa các cơng ty đối tác sẽ giúp mang lại lợi ích cao nhất cho cho những người sở hữu. Kết quả là phát sinh chi phí đại diện mà những người chủ sở hữu phải gánh chịu.

Qua những điểm phân tích ở trên cho thấy chi phí đại diện trong các doanh nghiệp tại Việt Nam xuất hiện cũng giống như các nước đó là chủ yếu về các khoản mất mát phụ trội mà nguyên nhân là do sự giám sát không chặt chẽ từ các người

đại diện và sự bất cân xứng thông tin giữa những người sở hữu và đại diện.

Tóm lại, do đặc trưng là các công ty cổ phần lớn của Việt Nam hiện này phần lớn được chuyển đổi từ các doanh nghiệp Nhà nước nên bản thân nó chưa rũ

bỏ được những cơ chế bao cấp, lạc hậu, tư duy tư lợi, tham nhũng, thích dùng của cơng cho riêng mình của những nhà đại diện đã là mơi trường tốt cho chi phí ngày càng phát triển với quy mô lớn. Tư duy kinh doanh cũ kỹ và tư tưởng cầu toàn của người Việt Nam cũng làm việc bất cân xứng thông tin trên thị trường kéo dài. Chi phí đại diện tại Việt Nam phần lớn phát sinh là mất mát phụ trội do các hành động tư lợi của nhà quản lý. Các công cụ pháp chế và quản lý kiểm soát của nước ta còn quá yếu kém so với sự phát triển của thị trường. Cách thức kiểm soát của Nhà nước bằng cơ chế hành chính là chủ yếu, sai phạm không được phát hiện cũng không thuộc trách nhiệm về ai, người làm sai tiếp tục sai cho đến khi mọi việc đã khơng cịn hướng giải thốt; kiến thức của nhà đầu tư về chứng khốn thì chưa đầy đủ khiến cho chi phí đại diện đã phát sinh là phát triển đến tột bậc, sự phá sản hay nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trước sự ngỡ ngàng của nhà đầu tư. Vậy biện pháp đưa ra để ngăn chặn sự phát triển của chi phí đại diện, giảm thiểu tác động tiêu cực của nó là gì? Đó là nội dung đề cập của chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)