Tác động tiêu cực của chi phí đại diện tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN

2.2 Tác động tiêu cực của chi phí đại diện tại Việt Nam

Trước đây, phần lớn các công ty tại Việt Nam có quy mơ nhỏ và vừa nên chủ sở hữu tự đứng ra quản lý doanh nghiệp. Đến khi doanh nghiệp phát triển lớn hơn, họ phải thuê nhà quản lý nhưng họ không đánh giá được sự ảnh hưởng của vấn

đề đại diện đã phát sinh nhiều trong nền kinh tế. Người sở hữu không nhận dạng

được nguy cơ xâm hại tài sản của mình đến từ lợi thế của nhà quản lý. Nhà quản lý có nhiều lợi thế như: thơng tin chính xác, kỹ năng phân tích, có thẩm quyền được giao, …họ hồn tồn có khả năng dùng những lợi thế này để tạo ra lợi ích cho riêng mình. Đặc biệt trong các công ty cổ phần mới, khi người lao động bán cổ phần ưu đãi cho người khác, người này có thể với ý đồ thơn tính cơng ty, họ sẽ thu gom cổ phần bằng mọi giá.

 Tình trạng “gia đình hóa” các cơng ty Nhà nước sau cổ phần hóa. Một số chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành của cơng ty có xu hướng biến công ty cổ phần thành công ty gia đình bằng cách bổ nhiệm người thân vào những vị trí quan trọng. Ở một số cơng ty cổ phần đã diễn ra tình trạng mua bán, chuyển nhượng cổ phần khá tự do, cơng ty khơng kiểm sốt được. Một số cổ đơng cịn chuyển nhượng ngầm cả số cổ phiếu ưu đãi, bất chấp quy định của pháp luật. Có những cá nhân đã mua gom cổ phần của người lao động lớn tới mức trên 50% giá trị cổ phần danh nghĩa và nghiễm nhiên trở thành chủ nhân đích thực của doanh nghiệp, biến doanh nghiệp thành tư nhân. Thực chất đây là “tư nhân hóa ngầm” các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa. Điều này hồn tồn trái với mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước đề ra.

Bên cạnh đó cịn có hiện tượng “hợp tác hóa ngầm” giữa các doanh nghiệp cổ phần hóa. Trường hợp này thường diễn ra đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa khơng có cổ đơng là người ngoài doanh nghiệp. Mặc dù khoản 4, điều 3, nghị định 64/2002/NĐ-CP đã quy định phải có tối thiểu 30% số cổ phần cịn lại (nếu có) bán cho đối tượng ngồi doanh nghiệp. Việc bưng bít thơng tin để khơng thu hút

những nhà đầu tư bên ngồi, nhất là nhà đầu tư có tiềm năng về vốn, trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý đã làm cho cổ phần hóa trở thành “hợp tác hóa ngầm”.

 Tình trạng “cơng ty tay trong”, “cơng ty sân sau”

Thiệt hại lớn nhất mà vấn đề đại diện gây ra là các giám đốc, tổng giám đốc tạo ra các “công ty tay trong”, “công ty sân sau”. Sự canh tranh không lành mạnh này khiến cho các cơng ty bên ngồi thực sự có năng lực sẽ phải rút lui, gây ra thiệt hại vô kể cho mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Nguy hiểm hơn là việc này làm ảnh hưởng đến khí thế kinh doanh của các cơng ty mới, họ sẽ rụt rè khi đầu tư vào thị trường, sợ những lực cản khơng minh bạch. Điều đó làm méo mó thị trường khi các nhà đầu tư có năng lực thực sự không muốn và không thể gia nhập ngành. Theo nghiên cứu trước đây về kinh tế tư nhân cho thấy, chỉ có 25% doanh nghiệp được phỏng vấn nói rằng họ có những quy định hướng dẫn bằng văn bản về việc kiểm soát giao dịch giữa các bên.

Như vậy, chi phí đại diện khơng chỉ đơn giản là chi phí ẩn mà doanh nghiệp phải gánh chịu, nó cịn tạo ra những tác động tiêu cực có tầm ảnh hưởng vĩ mơ đến nền kinh tế, làm méo mó thị trường đang trong quá trình phát triển và hội nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)