Một số phương pháp tính chi phí đại diện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN

2.5 Một số phương pháp tính chi phí đại diện

 Mơ hình Tobin’s Q Q = (MVE +DEBT)/TA

Q là tỷ số đo mức độ ảnh hưởng của sự quản lý nhằm làm tăng giá trị thị trường của nó bằng việc thu hút vốn

MVE là tích số của giá một cổ phần công ty với tổng số lượng cổ phần DEBT là tổng nợ của công ty

TA là giá trị sổ sách của tổng tài sản

Như vậy, tỷ số Q được tính tốn là tỷ số của giá trị thị trường với giá trị số sách của tổng tài sản, nó được xem là chi phí đại diện. Những cơng ty với những vấn đề đại diện sẽ làm phát sinh chi phí đại diện, một khi sự thừa tiền mặt và những cơ hội đầu tư kém sẽ

được phản chiếu ở cơng ty có tỷ số Q thấp.

- Nếu Q >1: thị trường chứng khoán định giá vốn lớn hơn giá trị sổ sách

- Nếu Q<1: thị trường chứng khoán định giá vốn nhỏ hơn giá trị sổ sách. Trong trường hơp này, các nhà quản lý không thu hồi được phần vốn đã mất đi.

Ngồi ra, Tobin’s Q cịn dựa vào lợi nhuận và dự kiến hiện tại và tương lai từ vốn

đã được đầu tư:

- Nếu tỷ suất sinh lợi biên cao hơn chi phí sử dụng vốn thì cơng ty đang kiếm được lợi nhuận trên số vốn đầu tư. Khoản lợi nhuận này làm tăng giá trị thị trường của chứng khốn cơng ty, tức là giá trị Q cao.

- Nếu tỷ suất sinh lợi biên thấp hơn chi phí sử dụng vốn, khi đó các cơng ty gánh chịu những tổn thất trên số vốn đã đầu tư, ngụ ý giá trị thị trường và giá trị của Q thấp. Như vậy, Tobin’s Q biến đổi tỷ lệ nghịch với chi phí đại diện. Nếu nhà quản lý quyết định đầu tư dự án khơng hiệu quả thì giá trị Q giảm sút là điều sẽ xảy ra. Q là tỷ số

đơn giản, dễ tính tốn, đo lường chi phí đại diện tương đối chính xác, số liệu dễ thu thập.

Tuy nhiên, số liệu thu thập được đòi hỏi phải minh bạch, chính xác thì mới có thể đưa ra kết luận đúng về chi phí đại diện

 Mơ hình doanh số và tổng tài sản (R) R = Doanh số/Tổng tài sản

Tỷ số này đo lường mức độ ảnh hưởng của việc quản lý về sử dụng tài sản của

công ty. Một cơng ty có nhiều kinh nghiệm về quản lý chi phí đại diện thì tỷ số này cao hơn các cơng ty khác.

Nếu tỷ số này thấp, công ty đã không sử dụng hết công suất của tài sản và phải tăng doanh thu hoặc bố trí lại tài sản.

Nếu tỷ số này cao, công ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả.

Doanh số với tổng tài sản biến đổi theo tỷ lệ nghịch với chi phí đại diện. Đây là một tỷ số đơn giản, dễ tính tốn. Tuy nhiên, có những hạn chế sau:

+ Tỷ số này sẽ cực đại khi sử dụng tải sản cũ hơn vì giá trị sổ sách của chúng sẽ thấp hơn so với các tài sản mới.

+ Các công ty với việc đầu tư tương đối nhỏ cho tài sản cố định, như các cơng ty bán lẻ, bán bn, sẽ có xu hướng càng cao khi so sánh với các công ty đầu tư lớn vào tài sản cố định.

 Mơ hình hồi quy

Hiện nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra được nhiều mơ hình ước lượng chi phí đại diện, các mơ hình đều có điểm chinh là dùng các số liệu và tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kết luận về tình hình kinh doanh của doanh

Theo mơ hình của Jacky Chow So thì các biến được sử dụng trong mơ hình bao gồm:

- Biến chi phí đại diện: 3 biến tỷ số chi phí, tỷ số hữu dụng của tài sản và dịng tiền

trên tài sản.

+ Tỷ số chi phí đo bằng tổng chi phí hoạt động chia cho doanh thu. Nó phản ánh khả năng quản lý chi phí của người quản lý doanh nghiệp. Nếu chi phí khơng được kiểm sốt tốt thì tỷ số này sẽ cao. Đồng nghĩa với việc chi phí đại diện của doanh nghiệp sẽ tăng + Tỷ số hữu dụng của tài sản được đo bằng doanh thu trên tổng tài sản. Trong khi tỷ số chi phí tỷ lệ thuận với chi phí đại diện thì tỷ số hữu dụng của tài sản tỷ lệ nghịch với chi phí đại diện. Khi mà các nhà quản lý đưa ra những quyết định đầu tư xấu,mua những tài sản không hữu dụng hoặc chăm lo quá mức đến tiền lương, bổng lộc thì lúc đó doanh nghiệp sẽ có tỷ số hữu dụng của tài sản thấp, có nghĩa là chi phí đại diện sẽ cao.

+ Biến dịng tiền trên tài sản đề cập đến như là một chỉ tiêu phản ánh chi phí đại diện trong doanh nghiệp.

- Biến kiểm soát nội bộ: gồm 2 loại

+ Biến quyền sở hữu được chia thành: doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.

+ Tỷ số nợ trên tài sản cho chúng ta biết được cơ cấu vốn của doanh nghiệp có

phù hợp với tình hình của doanh nghiệp hay khơng. Điều này rất quan trọng vì khi một doang nghiệp đang làm ăn không hiệu quả nhưng tỷ số nợ quá cao, lúc này doanh nghiệp

đang gánh chịu rủi ro rất lớn, có thể bị phá sản do đó ban lãnh đạo của cơng ty sẽ đưa ra

những quyết định xấu.

- Biến điều khiểm bên ngồi: có 3 loại biến là thời gian giao dịch của doanh

nghiệp với ngân hàng lâu nhất, số lượng ngân hàng mà doanh nghiệp đang giao dịch và tuổi của doanh nghiệp. Thời gian giao dịch dài nhất của doanh nghiệp với ngân hàng và số lượng ngân hàng giao dịch được dùng như một đại diện giám sát việc điều hành của doanh nghiệp của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Các ngân hàng thường xuyên yêu cầu các nhà quản lý doanh nghiệp nộp báo cáo kết quả một cách trung thực và kịp thời. Kết quả là các nhà quản lý sẽ bị thúc đẩy điều hành doanh nghiệp một cách có lợi và hiệu quả.

Chương 3: GIẢI PHÁP KIỂM SỐT CHI PHÍ ĐẠI DIỆN TRONG CÁC CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM

Vấn đề đại diện ở Việt Nam tuy chưa được sự quan tâm của các doanh

nghiệp nhưng đã nhận được sự quan tâm khá đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo. Những nghiên cứu và luận văn trước đây đã đưa ra những giải pháp nhằm giám sát chi phí đại diện nhưng nó chưa được ứng dụng sâu sắc trong thực tế. Ngồi những giải pháp riêng biệt, tơi cũng tiếp tục nêu ra đây những giải pháp mà các tài liệu trước đây đã nêu nhằm hệ thống hóa và phát triển thêm hiệu quả ứng dụng của luận văn.

Qua phần lý luận chương 1, chi phí đại diện phát sinh từ bất cân xứng thông tin, từ mâu thuẫn lợi ích giữa người quản lý và người sở hữu, thơng qua biểu hiện là chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và mất mát phụ trội. Bên cạnh đó, cách nhìn khác về chi phí đại diện cịn thể hiện là chi phí đại diện của vốn và chi phí đại diện của nợ. Ở đây tôi cũng bắt đầu từ các biện pháp xử lý ngun nhân gây ra chi phí đại diện trong cơng ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)