Biểu hiện chi phí đại diện của nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN

2.1 Thực trạng về chi phí đại diện trong các công ty cổ phần Việt Nam

2.1.2 Biểu hiện chi phí đại diện của nợ

Đây là biểu hiện của chi phí đại diện khi trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp có sự xuất hiện của nợ vay.

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng nợ ở một mức độ phù hợp mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định, đặc biệt là lợi ích từ tấm chắn thuế và tính chất cố định của chi phí sử dụng nợ khi lợi nhuận của công ty tăng lên. Tuy nhiên việc sử dụng nợ cũng mang đến cho doanh nghiệp những bất lợi là làm tăng rủi ro tài chính, tức là làm gia tăng chi phí sử dụng nợ và vốn của chủ sở hữu. Điều này dễ dàng dẫn đến kiệt quệ tài chính. Khơng có nghiên cứu nào khẳng định việc một doanh nghiệp vay nợ bao nhiêu là đủ và hợp lý vì nó cịn phụ thuộc rất nhiều yếu tố ngành nghề, khả năng quản trị, lãi suất, lạm phát, thuế suất, chính sách vi mơ, vĩ mơ, …Đặc biệt với trình độ quản lý tài chính cịn yếu như Việt Nam hiện nay, việc

sử dụng nợ dễ dàng mang đến những chi phí bất lợi cho doanh nghiệp. Và khi chi phí phát sinh, người nắm bắt thơng tin ít và thụ động sẽ phải gánh chịu chi phí đó. Ví dụ trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro trong kinh doanh, khi đó mâu thuẫn gây ra chi phí đại diện khơng cịn là giữa người quản lý và chủ sở hữu mà chuyển sang mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và chủ nợ. Vì trong hồn cảnh đó, đối với các cơng ty có sử dụng nợ, các nhà quản lý thường đứng về phía chủ sở hữu, hành động vì quyền lợi của cổ đơng, chống lại lợi ích của trái chủ vì người th mướn và trả lương cho họ là cổ đông chứ không phải chủ nợ. Nhà quản lý hồn tồn có thể chấp nhận các dự án có mức độ rủi ro cao mà không tuyên bố phá sản. Họ mong đợi cơ may nào đó mang lại thành cơng từ dự án mà rủi ro xảy ra thì người chịu mất mát là chủ nợ. Nói về lợi ích chung thì chiến lược này rõ ràng rất tốn kém

cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế như một tổng thể. Khả năng phá sản rất cao và

nếu là tiền của bản thân nhà quản lý thì chắc chắn họ khơng hành động như thế vì họ là người nắm bắt rõ nhất thông tin rủi ro của dự án đó. Ở đây, nhà quản lý và cổ đơng hồn tồn có thể bưng bít thơng tin rủi ro để qua mắt các trái chủ thực hiện dự án bất lợi khi rơi vào tình trạng “một mất, một cịn”.

Ngồi ra, trong doanh nghiệp có sử dụng nợ, chi phí đại diện của nợ ln xảy ra, nhất là khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Các cổ đơng hồn tồn có lợi thế để lựa chọn những trị chơi có lợi cho mình như bán cổ phần rút vốn, cố tình gian lận để kéo dài thời gian che đậy những đổ vỡ, đột ngột phát hành nhiều nợ làm tăng lỗ vốn cho chủ nợ cũ, chuyển lãi đó sang cho các cổ đơng. Trong khi các chủ nợ bị động chờ đợi mong manh là doanh nghiệp sẽ trả gốc và lãi.

Nắm được những rủi ro này, chủ nợ sẽ yêu cầu doanh nghiệp chấp nhận sự giám sát của chủ nợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các trái chủ là các cơ quan tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ đầu tư. Việc này phát sinh khoản chi phí đại diện khi những dự án khơng được chấp nhận thực hiện vì chủ nợ thường kỳ vọng một tỷ suất lợi nhuận mong muốn. Khoản chi phí đại diện của nợ ở đây là lãi suất cam kết phải trả cao hơn bình thường làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, là chi phí cơ hội khi bỏ qua những dự án có tỷ suất sinh lời cao nhưng rủi ro

cao, hay đơn giản chỉ là chi phí giải trình, thuyết phục chủ nợ chấp nhận dự án … Chưa kể đến chi phí lãi suất tăng cao do ảnh hưởng của chính sách Chính phủ hay tình hình lạm phát cũng dễ dàng đưa doanh nghiệp đến phá sản.

Theo số liệu thống kê trong 3 năm gần đây, các công ty cổ phần có vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì tỷ lệ sử dụng nợ càng lớn. Tỷ lệ nợ/vốn cổ phần của các công ty trên sàn HNX trong các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 2.6, 2.73 và 2.15. Trong khi tỷ lệ này trên sàn HoSE lần lượt là 0.86, 1.17 và 0.9 (nguồn vietstockfinance). Điều này cho thấy nguy cơ xảy ra chi phí đại diện của nợ trong các công ty cổ phần Việt Nam là rất cao vì càng các cơng ty nhỏ thì chủ sở hữu càng dễ dàng phó mặc khó khăn của công ty khi rủi ro xảy ra. Với tỷ lệ sử dụng nợ như trên, số vốn chủ sở hữu khơng có khả năng chi trả khoản nợ vay. Cuối cùng thiệt hại phần lớn thuộc về trái chủ. Điều này phù hợp với thực tế lý giải vì sao các cơng ty càng nhỏ thì việc vay vốn càng khó khăn.

Tuy nhiên, trình độ quản lý tài chính của các cơng ty Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh để đưa ra một cấu trúc vốn hợp lý nhất. Phần lớn các công ty cổ phần lớn được sinh ra từ công ty Nhà nước, được hỗ trợ và đỡ đầu, họ vay nợ và sử dụng khơng có phương án tinh túy mà mang tâm lý “vay là được” nên họ tiêu xài khơng vì lợi ích chung của doanh nghiệp mà vì lợi ích cá nhân. Tình trạng các nhà quản lý dùng tiền như “thừa thãi tài chính” trong khi Chính phủ phải vay nợ quốc tế. Ví dụ

điển hình như Vinashin và PMU18 sẽ được nêu ở phần sau. Mặc dù tỷ lệ nợ trên

vốn chủ sở hữu là rất lớn nhưng đây không phải là doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc vốn có sự xuất hiện của nợ để hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế mà nợ là do khơng cịn cách nào khác. Vì vậy, lợi ích mang lại từ nợ hầu như khơng có, gánh nặng không đè lên vai người quản lý doanh nghiệp mà là đè lên vai Chính phủ. Nợ quốc tế không thể không trả, tiền vay đã bị phá tán hết dưới tay những nhà quản lý bất tài, khơng đạo đức, cịn Chính phủ thì phải dựa vào nguồn thu trong dân mà trả nợ. Trong trường hợp này, chi phí đại diện khơng cịn là của nợ mà lại trở thành của vốn chủ sở hữu vì những mất mát phụ trội đó do sự lỏng lẻo trong quản lý của Nhà nước. Chi phí đại diện của nợ chính là việc sau này chúng ta khơng có nhiều cơ hội

vay nước ngồi khi uy tín đã bị mất, chi phí cơ hội cho việc các cơng trình, các dự án lớn Quốc gia khơng được thực hiện là khơng tính tốn được.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)