Nhóm nguyên nhân phát sinh chi phí ràng buộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN

2.4 Nguyên nhân cụ thể phát sinh chi phí đại diện tại Việt Nam

2.4.2 Nhóm nguyên nhân phát sinh chi phí ràng buộc

- Trình độ quản lý của cán bộ lãnh đạo yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu đề ra

nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thậm chí cịn gây hậu quả nghiêm trọng. Theo kết quả khảo sát thực tiễn quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam mới đây của Cơng ty tài chính Quốc tế (IFC), có tới 58% số doanh nghiệp được điều tra chưa hiểu đầy đủ về cơng tác quản trị. Chính sách bổ nhiệm cán bộ chứ không phải thông qua thi tuyển của các cơng ty có yếu tố nhà nước chắc chắn khơng mang lại lợi ích. Mặt khác trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh thường khơng có biện pháp

kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ làm cho kết quả kinh doanh đạt được không cao, thậm chí cịn thua lỗ. Với trình độ yếu kém, ngay cả khi cá nhân người quản lý không cố tình chiếm lợi ích riêng cho mình thì họ cũng vơ tình làm thất thốt tiền của doanh nghiệp do khơng có phương án kinh doanh tối ưu, tài sản của doanh nghiệp có thể để lãng phí trong kho mà khơng được khai thác tạo ra lợi nhuận. Như vậy, để xây dựng được một hệ thống hoạt động tốt vì mục tiêu chung của doanh nghiệp, tránh phải bồi thường các thiệt hại xảy ra theo hợp đồng quản lý thì nhà quản lý phải chi ra một khoản chi phí cho hệ thống này. Và đương nhiên, chi phí đó do doanh nghiệp chi trả khi mà họ khơng tìm được nhà quản lý có trình độ. Khoản chi phí xây dựng hệ thống đảm bảo này là một loại chi phí ràng buộc của chi phí đại diện.

Điều này dẫn đến việc Nhà nước đã có chủ trương cho doanh nghiệp Nhà nước thuê tổng giám đốc. 5 doanh nghiệp Nhà nước áp dụng thí điểm mơ hình th tổng giám đốc trong đợt đầu tiên gồm các tổng công ty: Công nghiệp ôtô Việt Nam, Thủy tinh và Gốm xây dựng, Thiết bị kỹ thuật điện, Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và Tổng công ty xây dựng Sông Hồng. Nhưng theo các chun gia thì đề án này đang gặp phải khó khăn cả về cơ chế lẫn con người. Và thất bại của Vinashin ở trên cho thấy kết quả thí điểm này.

- Thế độc quyền và tình trạng bao cấp trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước nắm cổ phần chi phối: Sự độc quyền của các doanh nghiệp

Nhà nước đã làm cho nền kinh tế thiệt nhiều hơn là lợi. Người tiêu dùng trong nước buộc phải dùng sản phẩm giá cao và chính các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền đó càng ngày càng ì hơn, tính năng động giảm đi. Do lợi thế độc quyền, các doanh nghiệp Nhà nước kém tính cạnh tranh dẫn đến việc mất thị trường, thậm chí ngay cả thị trường trong nước. Mặt khác, Nhà nước đầu tư nhiều, nhưng hiệu quả mang lại không tương ứng và tốc độ tăng trưởng luôn thấp hơn các thành phần kinh tế khác. Tương tự như thế, sự nâng đỡ của Nhà nước, tạo ra thế ỉ lại của doanh nghiệp. Khó khăn hay sai sót nào của họ đã có Nhà nước lo giúp nên các nhà quản lý khơng cần phải hết mình lo cho doanh nghiệp. Ví dụ như Vinashin, doanh nghiệp thiếu tiền đã có Nhà nước bảo lãnh lệnh cho các Ngân hàng phải cho vay, hay đi vay nợ nước

ngoài về cho doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp Nhà nước đạt hiệu quả kinh tế cao như các thành phần kinh tế khác, chắn chắn chi phí ràng buộc đối với nhà quản lý sẽ mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)