Giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN

3.1 Giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin

Trong công ty cổ phần, chủ sở hữu không đồng thời là nhà quản lý đã tạo ra sự bất cân xứng thông tin. Người đại diện lợi dụng những thơng tin mình nắm chắc để làm lợi cá nhân bất chính. Giải pháp đưa ra là phải giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin này. Các giải pháp cụ thể:

3.1.1 Quy định chặt chẽ về công bố thơng tin trên thị trường chứng khốn.

Những sự việc cung cấp thông tin gian dối, không trung thực vẫn xảy ra trên thị trường Việt Nam tuy rằng quy định cung cấp thông tin minh bạch trên thị trường chứng khốn đã có. Để minh bạch hóa thơng tin trên thị trường chứng khốn phải có những quy định để các doanh nghiệp niêm yết phải công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cổ đông; và điều quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc những quy định này. Khi đó vấn đề về bất cân xứng thông tin được giải

quyết, theo nó là chi phí đại diện được kiểm sốt. Thực hiện đảm bảo các nguyên tắc đối xử bình đẳng cho các cổ đông được tham dự các quyền của họ như: quyền

thông tin, quyền đề cử, quyền biếu quyết, … đặc biệt là cổ đông thiểu số, qua đó tăng cường vai trị giám sát đối với các hoạt động của công ty.

3.1.2 Biện pháp bổ sung giảm bất cân xứng thông tin

Hiện nay chúng ta đã ban hành luật doanh nghiệp 2005 thống nhất áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, cịn có nhiều điểm chưa quy định rõ ràng, cụ thể và khơng mang tính bền vững cao khiến cho trong một thời gian ngắn luật đã bị lạc hậu và phải sử dụng nhiều văn bản dưới luật để điều chỉnh. Từ đó tạo ra các khe hở cho các nhà quản lý lợi dụng làm những điều tiêu cực, phát sinh chi phí đại diện.

Luật cũng cần quy định về công khai thông tin và kiểm tốn cho mọi loại hình doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của Ban điều hành, quy định các hình thức xử phạt rõ ràng cho việc các nhà quản lý lạm dụng chức quyền đề cho người thân của họ có độc quyền (ngầm) trở thành nhà cung cấp. Đặc biệt các cơng ty cổ phần hóa từ công ty nhà nước, Nhà nước nắm cổ phần chi phối và cử người đại diện phần vốn của họ điều hành cơng ty, do đó cơng ty bị chi phối bởi chính người đại diện trong khi vốn khơng phải của họ. Điều này làm cho hệ thống kiểm sốt thơng tin trở lên vô nghĩa.

Bên cạnh đó, theo lộ trình cam kết WTO, chúng ta đã có văn bản pháp luật hướng dẫn doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi hình thức thành cơng ty TNHH thành viên, sau đó cổ phần hóa. Tuy nhiên, từ năm 1993 lộ trình của chúng ta chưa hồn thành và có xu thế dừng lại ở mức độ cơng ty TNHH 1 thành viên. Đến đây thì mới chỉ là tình trạng bình mới rượu cũ. Do đó cần tăng cường các văn bản thúc đẩy lộ trình cổ phần hóa, đẩy các doanh nghiệp Nhà nước tham gia thị trường chứng khốn càng sớm càng tốt.

Ngồi ra, để củng cố cho việc minh bạch thông tin, các biện pháp sau đây có thể bổ trợ:

- Tổ chức nhiều hơn nữa những lớp học kiến thức về chứng khoán để nhà đầu tư khơng cịn đầu tư theo cảm tính như hiện nay. Đầu tư theo cảm tính của các

đầu tư nhỏ thường kéo theo những biến động lớn của thị trường chứng khoán khi bọ truyền tai nhau những thơng tin khơng chính thức.

- Nhà nước tăng cường các chính sách để tạo ra nhiều hàng hóa trên thị trường chứng khốn. Đối với các cơng ty Nhà nước đang trong q trình chuyển đổi thành cơng ty TNHH 1 thành viên và tiến tới cổ phần hóa thì nên có chế tài bắt buộc cung cấp báo cáo công khai như những công ty đã tham gia thị trường chứng khốn. Việc này mang đến một số lợi ích như: không để xã hội truyền tai nhau những thông tin sai lệch do khơng có thơng tin chính thức, cung cấp báo cáo đúng hạn ép các doanh nghiệp phải lập được báo cáo hợp nhất cho mình để có cái nhìn tổng quan và cũng khơng tạo nhiều cơ hội cho họ sửa chữa báo cáo theo ý đồ riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)