Trình độ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế năm 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế gian lận thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thương mại tại tỉnh tiền giang (Trang 37 - 43)

Đv tính: người

Trình độ CB thanh tra

Ngoại ngữ Tin học

TT

Tên đơn vị Số cán bộ thanh tra,

KT Đại học A B C A B 1 Cục thuế 10 10 10 6 4 2 CCT Cái Bè 12 12 12 12 3 CCT Cai Lậy 14 14 14 14 4 CCT Châu Thành 11 11 11 11 5 CCT Chợ Gạo 8 8 8 8 6 CCT Gị Cơng Tây 7 7 7 7 7 CCT Gị Cơng Đơng 6 6 6 6 8 CCT TX Gị Cơng 8 8 8 8 9 CCT Tp Mỹ Tho 24 24 24 24 10 CCT Tân Phước 4 4 4 4 11 CCT Tân Phú Đơng 3 3 3 3 Cộng 107 107 97 10 103 4

( Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang)

- Thứ ba, nguồn dữ liệu thơng tin về người nộp thuế phục vụ cho cơng tác

thanh tra, kiểm tra chưa được Cục thuế, các Chi cục cập nhật đầy đủ, kịp thời; việc ứng dụng tin học, cơng nghệ hỗ trợ cho cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa được tích hợp; cơng tác gửi và trả lời xác minh hĩa đơn của các đơn vị bạn cịn rất hạn chế (nhất là Tp Hồ Chí Minh) đưa đến kết quả xử lý thuế liên quan đến hĩa đơn bất hợp pháp khơng kịp thời, cĩ trường hợp hĩa đơn sai phạm đã hết thời hiệu chỉnh lý.

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT trong các doanh nghiệp thương mại ở tỉnh Tiền Giang doanh nghiệp thương mại ở tỉnh Tiền Giang

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Với mục đích là kiểm định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT của các DNTM, đồng thời xem xét các yếu tố này cĩ sự khác biệt với nhau hay khơng theo trình độ, độ tuổi và vị trí cơng tác khi quyết định hành vi gian lận, nghiên cứu được thiết kế thơng qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, bao gồm 3 phần chính: (1) xây dựng thang đo (thiết kế bảng câu hỏi, điều chỉnh thang đo); (2) đánh giá thang đo; (3) kiểm định giả thuyết.

Phần nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua kỹ thuật phỏng vấn. Đối tượng được phỏng vấn sơ bộ là các nhân viên kế tốn hay các nhà quản lý hiện đang cơng tác tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cĩ gian lận thuế GTGT. Sau khi chọn lọc đối tượng, kết hợp với cơ sở lý thuyết, mục tiêu nghiên cứu đã xác định, tác giả đã gửi bảng câu hỏi thăm dị ý kiến với việc khảo sát thử 20 DNTM. Tiếp đĩ, tác giả gom các bảng trả lời lại, tổng hợp kết quả và rút ra những ý kiến chung nhất, khám phá các yếu tố cĩ ảnh hưởng hành vi gian lận thuế nhằm phục vụ cho bước nghiên cứu định lượng.

Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu định tính, tác giả thiết kế bảng câu hỏi định lượng, tiến hành đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố và thuộc tính của nĩ.

Tác giả lựa chọn thang đo Likert 5 mức độ: từ 1 điểm - thể hiện mức độ hồn tồn khơng đồng ý , đến 5 điểm - thể hiện mức độ hồn tồn đồng ý.

Bảng câu hỏi sơ bộ ban đầu được thiết kế với 23 câu tương ứng với 23 biến được cho là cĩ ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT của các DNTM. Bảng câu hỏi này được tác giả đem đi tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số bạn đã từng tham gia nghiên cứu định tính. Sau đĩ tác giả đem bảng câu hỏi sơ bộ phỏng vấn thử 10 đối tượng nghiên cứu xem các đối tượng nghiên cứu cĩ hiểu đúng các từ ngữ, ý nghĩa của các câu hỏi khơng. Thực tế, sau khi khảo sát thử kết quả ghi nhận và tổng hợp cho thấy một số biến quan sát được sửa đổi, điều chỉnh thành một quan sát mới cho phù hợp hơn và các thơng tin của người tham gia khảo

sát cũng được hồn chỉnh nhằm thực hiện phân tích thống kê mơ tả. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính và các phát biểu được hiệu chỉnh đều khá rõ ràng, các đối tượng được phỏng vấn hiểu đúng nội dung của các phát biểu, khi đĩ bảng câu hỏi chính thức được tác giả đưa vào phục vụ cơng việc phỏng vấn hàng loạt tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Về hình thức, nội dung và kết cấu bảng câu hỏi:

- Hình thức: Bảng câu hỏi sử dụng hình thức câu hỏi “đĩng”.

- Nội dung: Gồm 02 phần: phần 1: lời giới thiệu và những câu hỏi để người tham gia phỏng vấn cung cấp những thơng tin về bản thân; phần 2: gồm những câu hỏi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT (đây là các câu hỏi trọng tâm, sử dụng thang đo Likert 5 điểm). Nội dung chi tiết bảng câu hỏi chính thức được trình bảy ở phần phụ lục 5.

- Kết cấu bảng câu hỏi khảo sát: gồm 02 cột

Cột bên trái: nội dung các quan sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT ;

Cột bên phải: đánh giá của người tham gia phỏng vấn về mức độ quan trọng của các yếu tố, thuộc tính khi cĩ hành vi gian lận thuế GTGT.

Thang đo nháp

Kiểm tra, chuẩn bị bảng câu hỏi

Tiếp xúc, khảo sát thử

Thu thập và chuẩn bị dữ liệu: - Khảo sát, phỏng vấn;

- Mã hĩa, nhập dữ liệu; - Làm sạch dữ liệu.

Phân tích dữ liệu và diễn giải - Thống kê mơ tả;

- Phân tích nhân tố khám phá; - Phân tích hồi quy;

- Các phân tích khác

Điều chỉnh giả thuyết

Điều chỉnh thang đo nháp, Bảng

câu hỏi; hình thành thang đo chính thức

Thảo luận

Cơ sở lý thuyết

Mơ hình, giả thuyết nghiên cứu và thang đo các khái niệm nghiên cứu

Hình thành giả thuyết nghiên cứu ban đầu Kiểm định giả thuyết Gợi ý giải pháp từ kết quả nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu

2.3.2 Xây dựng các thang đo

Thang đo trong nghiên cứu này được dựa vào mơ hình lý thuyết để xây dựng, cĩ 3 yếu tố được nghiên cứu là yếu tố áp lực (động cơ) - ký hiệu là PRE; yếu tố cơ hội - ký hiệu là OPP, yếu tố khả năng hợp lý hĩa hành vi - ký hiệu là RAT và hành vi gian lận thuế GTGT của đơn vị - ký hiệu FRA. Thang đo được đánh giá độ tin cậy thơng qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.

♦ Thang đo về yếu tố áp lực (động cơ)

Như trình bày ở phần trước, áp lực (động cơ) là yếu tố đầu tiên đưa đến hành vi gian lận. Hiện nay, khi lợi ích được đưa lên hàng đầu thì dù là cá nhân hay tổ chức đều cĩ thể thực hiện hành vi gian lận nĩi chung và gian lận thuế GTGT nĩi riêng dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Cá nhân vì muốn cĩ việc làm, giữ vững vị trí trong cơng ty nên thực hiện “ý đồ” của lãnh đạo, bất chấp mọi hành vi kể cả hành vi gian lận hay chính bản thân nhân viên với tư cách là tổ chức để thực hiện hành vi gian lận nhằm thu về những lợi ích cá nhân dưới hình thức thu nhập của cơng ty tăng lên….

Thang đo về yếu tố áp lực (động cơ) gồm 6 biến quan sát từ PRE1 đến PRE6 dùng để quan sát sự ảnh hưởng của yếu tố áp lực (động cơ) đến hành vi gian lận thuế GTGT. Cụ thể từ biến PRE1 đến biến PRE3 quan sát cá nhân, DN thực hiện hành vi gian lận thuế GTGT như thế nào dưới áp lực tìm kiếm, duy trì việc làm, duy trì sự tồn tại của DN; từ biến PRE4 đến biến PRE5 quan sát động cơ cho một sự cơng bằng hay niềm tin vào việc chấp hành quy định luật pháp của các DN chân chính đến hành vi gian lận thuế GTGT hay quan sát động cơ đưa đến gian lận từ việc xử lý chưa nghiêm với cán bộ quản lý nhà nước (PRE6).

♦ Thang đo về yếu tố cơ hội

Hành vi gian lận của con người cịn chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố cơ hội, khi cơ hội đã đến thì khả năng gian lận càng cao. Thang đo về yếu tố cơ hội gồm 8 biến quan sát, trong đĩ biến quan sát OPP1 dùng để quan sát những hạn chế về kiến thức pháp luật của người dân tác động đến việc gian lận thuế; các biến quan sát OPP2, OPP3 dùng để quan sát những kẻ hở trong quy định pháp luật về thuế GTGT

đã gĩp phần cho việc thực hiện hành vi gian lận; các biến quan sát từ OPP4 đến OPP7 dùng để quan sát những yếu kém trong cơng tác quản lý của các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho hành vi gian lận thuế GTGT của DN; biến quan sát OPP8 dùng để quan sát hạn chế trong việc tiếp cận thơng tin của các DN với nhau đưa đến việc khơng phát hiện được hành vi gian lận của một số đối tác kinh doanh khơng nhằm mục đích kinh doanh chân chính.

♦ Thang đo về yếu tố khả năng hợp lý hĩa hành vi gian lận

Thang đo này được tác giả xây dựng bao gồm 5 biến quan sát (từ RAT1 đến RAT5), mỗi biến quan sát là một phát biểu cho các suy nghĩ về khả năng biện minh của những đối tượng cĩ hành vi gian lận.

♦ Thang đo về hành vi gian lận thuế GTGT.

Trong nghiên cứu này, thang đo về hành vi gian lận thuế GTGT gồm 4 biến quan sát:

Biến FRA1: Gian lận do những sơ hở trong hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện thuế GTGT;

Biến FRA2: Gian lận vì phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý bị thối hĩa; Biến FRA3: Gian lận vì chế tài chưa đủ sức răn đe;

Biến FRA4: Gian lận vì ý thức chấp hành pháp luật DN chưa cao và cơ chế quản lý chưa triệt để.

2.3.3 Kết quả phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT trong các DNTM tại tỉnh Tiền Giang thuế GTGT trong các DNTM tại tỉnh Tiền Giang

2.3.3.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát

Theo nghiên cứu của Bollen (1989), kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số cần ước lượng (tiêu chuẩn 5:1)19. Nghiên cứu này cĩ 23 tham số cần ước lượng, nên kích thước mẫu tối thiểu phải đạt được là n ≥23 x 5 = 115. Để đạt được số lượng mẫu theo tiêu chuẩn, số lượng bảng câu hỏi khảo sát chính thức được phát ra là 250. Số lượng bảng khảo sát thu về là 227, loại trừ 20 mẫu khơng đạt yêu cầu

19 Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng

do bỏ trống nhiều thơng tin, cịn lại 207 bảng câu hỏi khảo sát hợp lệ (chiếm 82,8% số lượng bảng phát ra), đạt yêu cầu về kích thước mẫu được nhập liệu làm cơ sở cho phân tích dữ liệu.

Mẫu nghiên cứu là các DNTM cĩ trụ sở đặt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế tại Cục và các chi Cục thuế Tiền Giang, trong đĩ 40% mẫu được nghiên cứu trực tiếp tại các DN cĩ trụ sở đặt tại Tp Mỹ Tho, 60% đối tượng cịn lại được gửi bằng email và các mẫu này được chọn lọc theo tiêu chí là DN được cơ quan thuế đánh giá là đơn vị chấp hành tốt quy định pháp luật về thuế.

Các đối tượng tham gia trả lời bảng câu hỏi khảo sát hiện đang là kế tốn

viên hay những người làm cơng tác quản lý trong các DNTM, cĩ trình độ học vấn từ trung cấp trở lên, cụ thể: 5/207 người cĩ trình độ trung cấp, chiếm 2,4%; 87/207 người trình độ cao đẳng, chiếm 42%; 109/207 người cĩ trình độ đại học, chiếm 52,7% và 06 người cĩ trình độ trên đại học, chiếm 2,9 %.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế gian lận thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thương mại tại tỉnh tiền giang (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)