Xây dựng các thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế gian lận thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thương mại tại tỉnh tiền giang (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT trong các doanh nghiệp

2.3.2 Xây dựng các thang đo

Thang đo trong nghiên cứu này được dựa vào mơ hình lý thuyết để xây dựng, cĩ 3 yếu tố được nghiên cứu là yếu tố áp lực (động cơ) - ký hiệu là PRE; yếu tố cơ hội - ký hiệu là OPP, yếu tố khả năng hợp lý hĩa hành vi - ký hiệu là RAT và hành vi gian lận thuế GTGT của đơn vị - ký hiệu FRA. Thang đo được đánh giá độ tin cậy thơng qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.

♦ Thang đo về yếu tố áp lực (động cơ)

Như trình bày ở phần trước, áp lực (động cơ) là yếu tố đầu tiên đưa đến hành vi gian lận. Hiện nay, khi lợi ích được đưa lên hàng đầu thì dù là cá nhân hay tổ chức đều cĩ thể thực hiện hành vi gian lận nĩi chung và gian lận thuế GTGT nĩi riêng dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Cá nhân vì muốn cĩ việc làm, giữ vững vị trí trong cơng ty nên thực hiện “ý đồ” của lãnh đạo, bất chấp mọi hành vi kể cả hành vi gian lận hay chính bản thân nhân viên với tư cách là tổ chức để thực hiện hành vi gian lận nhằm thu về những lợi ích cá nhân dưới hình thức thu nhập của cơng ty tăng lên….

Thang đo về yếu tố áp lực (động cơ) gồm 6 biến quan sát từ PRE1 đến PRE6 dùng để quan sát sự ảnh hưởng của yếu tố áp lực (động cơ) đến hành vi gian lận thuế GTGT. Cụ thể từ biến PRE1 đến biến PRE3 quan sát cá nhân, DN thực hiện hành vi gian lận thuế GTGT như thế nào dưới áp lực tìm kiếm, duy trì việc làm, duy trì sự tồn tại của DN; từ biến PRE4 đến biến PRE5 quan sát động cơ cho một sự cơng bằng hay niềm tin vào việc chấp hành quy định luật pháp của các DN chân chính đến hành vi gian lận thuế GTGT hay quan sát động cơ đưa đến gian lận từ việc xử lý chưa nghiêm với cán bộ quản lý nhà nước (PRE6).

♦ Thang đo về yếu tố cơ hội

Hành vi gian lận của con người cịn chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố cơ hội, khi cơ hội đã đến thì khả năng gian lận càng cao. Thang đo về yếu tố cơ hội gồm 8 biến quan sát, trong đĩ biến quan sát OPP1 dùng để quan sát những hạn chế về kiến thức pháp luật của người dân tác động đến việc gian lận thuế; các biến quan sát OPP2, OPP3 dùng để quan sát những kẻ hở trong quy định pháp luật về thuế GTGT

đã gĩp phần cho việc thực hiện hành vi gian lận; các biến quan sát từ OPP4 đến OPP7 dùng để quan sát những yếu kém trong cơng tác quản lý của các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho hành vi gian lận thuế GTGT của DN; biến quan sát OPP8 dùng để quan sát hạn chế trong việc tiếp cận thơng tin của các DN với nhau đưa đến việc khơng phát hiện được hành vi gian lận của một số đối tác kinh doanh khơng nhằm mục đích kinh doanh chân chính.

♦ Thang đo về yếu tố khả năng hợp lý hĩa hành vi gian lận

Thang đo này được tác giả xây dựng bao gồm 5 biến quan sát (từ RAT1 đến RAT5), mỗi biến quan sát là một phát biểu cho các suy nghĩ về khả năng biện minh của những đối tượng cĩ hành vi gian lận.

♦ Thang đo về hành vi gian lận thuế GTGT.

Trong nghiên cứu này, thang đo về hành vi gian lận thuế GTGT gồm 4 biến quan sát:

Biến FRA1: Gian lận do những sơ hở trong hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện thuế GTGT;

Biến FRA2: Gian lận vì phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý bị thối hĩa; Biến FRA3: Gian lận vì chế tài chưa đủ sức răn đe;

Biến FRA4: Gian lận vì ý thức chấp hành pháp luật DN chưa cao và cơ chế quản lý chưa triệt để.

2.3.3 Kết quả phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT trong các DNTM tại tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hạn chế gian lận thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thương mại tại tỉnh tiền giang (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)