Thách thức: Lạm phát cao làm giảm tiết kiệm, xu hướng lãi suất và tỷ giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạch định chiến lược cho ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bắc sài gòn đến năm 2020 (Trang 39 - 41)

hối đối khơng ổn định.

2.2.1.2 Môi trường văn hóa - xã hội

a) Quy mơ dân số và cơ cấu dân số:

Bảng 2.8: Quy mô dân số và cơ cấu dân số

Năm (nghìn người) Tổng số dân Cơ cấu dân thành thị (%) Cơ cấu dân nông thôn (%)

2005 83.120 26,9 73,1 01/04/2009 85.789 29,6 70,4 2010 87.800 32,9 67,1 Dự tính 2020 90.000 35-50 65-50 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo Tổng cục thống kê: Dân số trung bình cả nước năm 2010 khoảng 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009. Trong tổng dân số cả nước năm 2010, dân số khu vực thành thị là 26,01 triệu người, chiếm 29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,92 triệu người, chiếm 70,1%, tăng 0,63%. Cơ cấu dân số có sự thay đổi theo hướng gia tăng dân thành thị do tốc độ đơ thị hóa những năm gần đây rất nhanh.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu dân thành thị tăng đều qua các năm, nếu như trong năm 2005 dân thành thị chỉ chiếm 26,90% tổng số dân cả nước, đến năm 2009 tăng lên 29,6% và dự báo dân số vào năm 2020 khoảng 90.000 nghìn người, trong đó tỷ lệ dân thành thị chiếm khoảng 35% - 50%.

Nhận xét: Quy mô dân số và cơ cấu dân số có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tiềm

năng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng, chính vì thế khi quy mơ dân số tăng và cơ cấu dân số dịch chuyển theo hướng gia tăng dân thành thị sẽ làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng tăng theo.

b) Thu nhập của người dân:

Theo Tổng cục thống kê, trong 5 năm 2006 - 2010, tổng thu nhập trong nước bình quân đầu người tăng 1,6 lần tương đương 438 USD. Tính theo Việt Nam đồng, GDP bình qn đầu người năm 2010 đạt gần 22,8 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2006. Chỉ số tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009.

Nhận xét: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên, mức sống tăng

nên người dân có tích lũy sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư các khoản thu nhập của mình để sinh lời, cũng như nhu cầu vay để tiêu dùng, tất cả phải tìm đến thị trường dịch vụ tài chính từ tư vấn đến kênh đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, đầu tư hộ, môi giới, quản lý ngân quỹ, bảo hiểm. Từ đó nhu cầu về các dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ tăng mạnh.

c) Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán:

Tổng phương tiện thanh toán đến 31/12/2010 tăng 25,3% so với cuối năm 2009, dự kiến tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán năm 2011 so với năm 2010 tăng khoảng 15-16%; Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh tốn của cả nước giảm

Nhận xét: Nhìn chung xu hướng sử dụng tiền mặt đã giảm xuống và thị trường

còn rất lớn nên hoạt động ngân hàng còn rất tiềm năng phát triển.

d) Giáo dục và đào tạo:

Hiệp hội ngân hàng và trung tâm đào tạo ngân hàng cũng thường xuyên mở các khóa huấn luyện nhằm giúp cho các nhân viên của các ngân hàng thương mại cập nhật kiến thức thường xuyên. Ngành giáo dục và đào tạo cũng phát triển mạnh, bên cạnh hệ thống các trường công lập, hệ thống các trường dân lập ngày càng nhiều, hiện ở các trường hầu như đều có các ngành đào tạo nguồn nhân lực cho ngân hàng.

2.2.1.3 Môi trường chính trị và pháp luật a) Mơi trường chính trị: a) Mơi trường chính trị:

Nhìn chung tình hình chính trị xã hội của Việt Nam rất ổn định. Việt Nam được tổ chức quốc tế thừa nhận là có nền chính trị ổn định nhất khu vực Châu Á.

b) Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng:

Khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng từng bước được cải thiện để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động tiền tệ ngân hàng. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, trước yêu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, NHNN đã xây dựng một kế hoạch tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạch định chiến lược cho ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bắc sài gòn đến năm 2020 (Trang 39 - 41)