Ngân hàng BIDV:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạch định chiến lược cho ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bắc sài gòn đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

- Phát triển hệ thống các TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD, có qui mơ hoạt động và tiềm lực tà

d) Ngân hàng BIDV:

BIDV là ngân hàng chuyên phục vụ lĩnh vực kinh doanh trọng điểm của quốc gia (ngoài lĩnh vực của VCB và Agribank), ưu tiên các lĩnh vực, ngành nghề có vai trị tạo lập các cân đối lớn của nền kinh tế để ổn định kinh tế vĩ mô, các lĩnh vực được nhà nước khuyến khích phát triển như: xuất khẩu, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Qua phân tích chiến lược và báo cáo tài chính của từng đối thủ, luận văn xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng ngân hàng như sau:

Bảng 2.9: So sánh điểm mạnh, điểm yếu của từng ngân hàng

Stt Chỉ tiêu

Ngân hàng

Điểm mạnh Điểm yếu

1 VCB

- Kinh doanh đối ngoại - Các loại thẻ quốc tế - Ngoại tệ

- Thương hiệu

- Hiệu quả kinh doanh

- Tổng tài sản - Mạng lưới

2 Agribank

- Mạng lưới - Tổng tài sản

- Tài trợ nông nghiệp

- Các loại thẻ quốc tế - Thương hiệu

- Hiệu quả kinh doanh 3 Vietinbank

- Mạng lưới - Tổng tài sản - Thương hiệu

- Các loại thẻ quốc tế - Hiệu quả kinh doanh 4 BIDV - - Thương hiệu Hiệu quả kinh doanh

- Các loại thẻ quốc tế - Mạng lưới

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và những phân tích trên)

2.2.2.2 Khách hàng:

Khách hàng là một phần quan trọng quyết định sự thành cơng của ngân hàng, vì vậy khách hàng vừa là người sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng vừa là người cung cấp tiền gửi, ngoại tệ cho ngân hàng. Khách hàng hiện tại có nhiều lựa

chọn ngân hàng phục vụ mình, bởi các ngân hàng thương mại có cách tiếp thị sản phẩm, và phục vụ gần tương tự nhau. Qua 5 năm hoạt động BIDV BSG đã tạo được một nền khách mục tiêu và cơ cấu như sau:

- Khách hàng mục tiêu: Đối với khách hàng cá nhân - chi nhánh xác định đó là

những người có nguồn tiền nhàn rỗi, có nguồn thu nhập ổn định đóng trên địa bàn quận 3, Gị vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Tân Phú, quận 12, huyện Củ Chi. Đối với khách hàng doanh nghiệp: khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, ngồi ra BIDV BSG cịn quan hệ với tổng cơng ty lớn như PVGas, tập đồn Dầu Khí, tập đồn Satra.

- Cơ cấu khách hàng: Về huy động vốn: tập trung vào 3 khách hàng lớn chiếm

71% tổng số huy động vốn của chi nhánh. Về tín dụng: Dư nợ cho vay tập trung chủ yếu vào 10 khách hàng lớn (với dư nợ trên 100 tỷ đồng) chiếm 66% tổng dư nợ.

HUY ĐỘNG VỐN DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP CÁ NHÂN DƯ NỢ (TÍN DỤNG) DOANH NGHIỆP CÁ NHÂN ĐVT: % ĐVT: %

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu khách hàng của BIDV BSG

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của BIDV BSG)

Nhận xét: Nền khách hàng của BIDV BSG hiện nay là điểm mạnh của chi

nhánh vì những khách hàng lớn này giúp cho ngân hàng tăng trưởng nhanh về quy mô, hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, trong cơ cấu khách hàng này chứa đựng nhiều bất ổn do chi nhánh phụ thuộc vào một số ít khách hàng lớn. Điều này có nhiều rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khi có những khách hàng này thay đổi quan hệ với chi nhánh.

2.2.2.3 Nhà cung cấp:

cấp nguồn nguyên vật liệu, người lao động:

- Nguồn nguyên vật liệu, thiết bị của ngân hàng chủ yếu là máy vi tính, phần mềm về hoạt động ngân hàng, giấy in, poster quảng cáo, vật liệu văn phòng phẩm…nên ngân hàng sẽ khơng phải chịu áp lực từ phía các nhà cung cấp này bởi các sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp trong và ngồi nước ln chào bán với giá và chất lượng dịch vụ cạnh tranh.

- Hiện nay các ngân hàng đang chịu áp lực về nguồn lao động, đặc biệt là lao động có chất lượng: do ngân hàng mới được thành lập rất nhiều trong khi đó việc đào tạo nguồn nhân lực lại không đáp ứng kịp thời. BIDV BSG là NHTMQD mới thực hiện cổ phần cuối năm 2011 nên chế độ tiền lương, thưởng vẫn còn thấp hơn các ngân hàng cổ phần như: VCB, Vietinbank nên khó giữ người giỏi, người tài.

2.2.2.4 Đối thủ tiềm ẩn:

Một số ngân hàng nước ngồi quy mơ hoạt động nhỏ nhưng đang có kế hoạch tăng vốn bằng cách mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam, liên doanh, mua cổ phần của ngân hàng khác: đây sẽ là những đối thủ lớn với bề dầy kinh nghiệm hơn trong quá trình kinh doanh tiền tệ, tiên tiến hơn về cơng nghệ và có lực lượng lao động với trình độ chuyên môn cao, lương của các ngân hàng này trả rất cao.

Các đối thủ mới khác: là những tổ chức tài chính phi ngân hàng như các cơng ty tài chính, các quỹ đầu tư, các cơng ty chứng khốn có chức năng huy động vốn và cấp tín dụng. Do đó những thách thức cạnh tranh ngày càng lớn đối với hoạt động ngành ngân hàng nói chung và BIDV BSG nói riêng.

2.2.2.5 Sản phẩm thay thế:

Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngân hàng do bị chia sẻ thị phần, làm cho ngân hàng tụt lại với các thị trường nhỏ bé. Ngành bảo hiểm đưa ra nhiều sản phẩm cạnh tranh như bảo hiểm nhân thọ, an sinh…phí đóng bảo hiểm hàng tháng trong nhiều năm, người được bảo hiểm có thể rút lại tiền đã đóng và được hưởng lãi suất trên số tiền mình đã đóng. Hình thức này giống như sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng, nếu ngân hàng khơng có chiến lược thì rất dễ bị ngành bảo hiểm chiếm mất thị phần của mình vì khách hàng vừa được bảo hiểm vừa được hưởng lãi suất trên tiền gửi trong thời gian họ tham gia bảo hiểm.

Ngồi ra, doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của mình làm hạn chế hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trên thị trường tự do hiện nay cũng có các sản phẩm, dịch vụ giống ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền với thủ tục đơn giản, tiện lợi chiếm một thị phần không nhỏ của ngân hàng.

2.2.3 Đánh giá cơ hội, nguy cơ:

Từ các yếu tố môi trường bên ngoài như trên cho thấy BIDV BSG đang đứng trước những cơ hội và nguy cơ như sau:

2.2.3.1 Đánh giá cơ hội (O - Opportunities):

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạch định chiến lược cho ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bắc sài gòn đến năm 2020 (Trang 44 - 47)