II. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀ
b) Đối với khối khách hàng chỉ có quan hệ gửi tiền và sử dụng dịch vụ:
3.6.3.4 Chính sách sản phẩm a) Huy động vốn:
a) Huy động vốn:
Cơ cấu lại nguồn vốn, tạo nền vốn ổn định (hiện nay huy động vốn của chi nhánh phụ thuộc chủ yếu tập trung vào 3 khách hàng lớn, chiếm 71% số dư huy động, điều này cho thấy sự phát triển không bền vững): Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu hướng tới là khách hàng dân cư có thu nhập ổn định, có tiền nhàn rỗi và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số các định chế tài chính có nguồn tiền nhàn rỗi (trong thời gian chờ cơ hội đầu tư, khơng đặt mục tiêu chính kinh doanh lãi suất, như công ty bảo hiểm xã hội, công ty tái bảo hiểm, một số quỹ đầu tư của Vina Capital) từ đó có những chương trình để thu hút nguồn vốn các khách hàng này.
Nghiên cứu, triển khai nhiều chương trình huy động vốn kết hợp các hình thức khuyến mãi, dịch vụ hấp dẫn thu hút nhiều đối tượng khách hàng như: gửi tiết kiệm trúng xe hơi, nhà, vàng...để đánh vào sự ham muốn cao và thực tế của khách hàng. Đồng thời tổ chức hợp tác với các hiệp hội, tổ chức đầu mối để kết hợp giới thiệu các sản phẩm ngân hàng.
Tổ chức nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu tâm lý của từng nhóm khách hàng để có chính sách ứng xử thích hợp. Thực hiện phân tích đánh giá hiệu quả của nhóm khách hàng, khách hàng VIP để áp dụng chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng thường xuyên, tăng cường sự trung thành của khách hàng đối với chi nhánh.
Gắn việc phát triển hoạt động tín dụng với cơng tác huy động vốn bằng cách tập trung kiểm soát việc thực hiện các cam kết của khách hàng về duy trì tiền gửi, chuyển doanh thu về tài khoản mở tại Chi nhánh.
b) Tín dụng:
Cơ cấu lại dư nợ, bởi vì hiện nay dư nợ của chi nhánh chủ yếu tập trung vào khoảng 10 khách có số dư trên 100 tỷ đồng bằng cách: Tập trung phát triển khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình khá trở lên, khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả, đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.
Xây dựng chính sách phát triển tín dụng bán lẻ, ngồi phát triển tín dụng hỗ trợ nhà ở còn tập trung phát triển loại hình cho vay hộ kinh doanh cá thể, cho vay mua xe…để cải thiện cơ cấu tín dụng bán lẻ. Kiểm sốt chặt cơ cấu tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng ngắn hạn, giảm tỷ trọng trung dài hạn.
Tiếp tục tập trung điều hành chặt chẽ cơng tác tín dụng. Thực hiện tốt cơng tác lập kế hoạch giải ngân thu nợ để kiểm soát tốt việc tăng trưởng tín dụng, rà sốt việc thực hiện phân loại nợ và xếp hạng khách hàng để đánh giá đúng thực chất của các khoản vay. Từng bước giảm dần dư nợ đối với các khách hàng có chất lượng tín dụng khơng tốt, tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay, đặc biệt các khoản vay dự án trung dài hạn, hạn chế không để phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn.
c) Dịch vụ:
Tập trung tiếp thị các DNVVN và các doanh nghiệp xuất khẩu để đẩy mạnh hoạt động thanh toán, dịch vụ ngoại tệ nhằm tăng nguồn thu từ các dịch vụ truyền thống. Tìm hiểu thơng tin các doanh nghiệp trên địa bàn trú đóng và tiếp thị với các đơn vị.
Tập trung cung cấp cho khách hàng tổ chức các gói dịch vụ trọn gói: gói dịch vụ tài trợ thương mại, gói dịch vụ quản lý tài khoản, thanh tốn trong nước, ngồi nước, quản lý tiền mặt, thanh toán lương - các dịch vụ thẻ cho người lao động.
Tăng cường công tác quảng cáo, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ mới, dịch vụ bán lẻ. Tổ chức một số hội thảo giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho một số nhóm đối tượng khách hàng.
trên địa bàn từ đó đẩy mạnh sức cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn. Gắn hoạt động phát triển tín dụng vào hoạt động dịch vụ, rà sốt và u cầu tồn bộ khách hàng đang vay vốn tại chi nhánh phải sử dụng toàn diện các sản phẩm dịch vụ của BIDV BSG.
Đào tạo đội ngũ nhân viên, đội ngũ bán hàng năng động và chuyên nghiệp, nâng cao phong cách giao dịch và thái độ phục vụ khách hàng các cán bộ giao dịch và quan hệ khách hàng.
Hồn thiện mơ hình hoạt động của đại lý chứng khoán, phát triển khách hàng, mở rộng thị trường hoạt động, gắn với phát triển sản phẩm dịch vụ mới.