CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BIDV CHI NHÁNH BẮC SÀI GÒN ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạch định chiến lược cho ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bắc sài gòn đến năm 2020 (Trang 61 - 64)

- Phát triển hệ thống các TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD, có qui mơ hoạt động và tiềm lực tà

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BIDV CHI NHÁNH BẮC SÀI GÒN ĐẾN NĂM

BẮC SÀI GÒN ĐẾN NĂM 2020

3.1. Dự báo hoạt động của BIDV BSG đến năm 2020: 3.1.1 Kế hoạch kinh doanh: 3.1.1 Kế hoạch kinh doanh:

Giai đoạn 2012 - 2020 BIDV TW giao kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh theo nguyên tắc: huy động vốn bao nhiêu thì cho vay bấy nhiêu, nếu cho vay vượt hơn huy động vốn thì chi nhánh sẽ mua vốn bắt buộc với lãi suất rất cao và BIDV TW phạt, buộc chi nhánh ngưng hoạt động cho vay để thu hồi nợ. Bên cạnh đó, NHNN quy định bắt buộc tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng năm 2012 chỉ tăng trưởng tín dụng từ 15-18%. Từ những yếu tố ảnh hưởng nêu trên, BIDV Bắc Sài Gòn lập kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn 2012 – 2020 xoay quanh khả năng huy động vốn của chi nhánh.

3.1.1.1 Huy động vốn:

Năm 2012 BIDV TW giao cho chi nhánh chỉ tiêu huy động vốn là: 7.700 tỷ đồng tức là mức tăng so với năm 2010 khoảng 800 tỷ đồng (tốc độ tăng trưởng năm 2012 so với năm 2011 là: (7.700 - 6.887)/6.887 = 12%, tương đương tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 – 2010). Luận văn sử dụng mơ hình dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân để dự báo chỉ tiêu huy động vốn như sau: Năm

2012: 6.887 + 800 x 1 = 7.687 tỷ đồng. Năm 2013: 6.887 + 800 x 2 = 8.487 tỷ đồng. Tương tự như thế tính đến năm 2020. đồng. Tương tự như thế tính đến năm 2020.

3.1.1.2 Dư nợ (tín dụng):

Chỉ tiêu dư nợ (cho vay) năm 2011 là 8.031 tỷ đồng, trong kế hoạch tăng trưởng tín dụng đến năm 2020, bắt buộc chi nhánh phải cân đối chỉ tiêu dư nợ theo chỉ tiêu huy động vốn, nghĩa là huy động bao nhiêu thì được cho vay bằng hoặc thấp hơn mức huy động vốn, bên cạnh đó năm 2012 chi nhánh sẽ thực hiện tái cơ cấu tín dụng nên chỉ tiêu tín dụng sẽ giảm số lượng và nâng cao chất lượng.

3.1.1.3 Tỷ lệ lãi biên (NIM):

sinh lời bình quân); NIM bình quân của BIDV BSG khoảng 1,6% (thấp hơn mức bình quân chung của ngành BIDV là 2,4% - nguyên nhân là do chi nhánh có cho vay một dự án phải cấp bù lãi suất nên chỉ hịa vốn, hầu như khơng có lãi). Dự kiến NIM đến năm 2020: NIM 2012 = 7.687 x 1,6/100 = 122 tỷ đồng. NIM 2013 = 8.487 x 1,6/100 = 135 tỷ đồng. Tương tự tính NIM đến năm 2020.

3.1.1.4 Dự phòng rủi ro:

Dự phòng rủi ro của ngân hàng theo qui định trích lập 493 của NHNN theo tỷ lệ là: 0,4% trên tổng dư nợ; nên dự kiến đến năm 2020 như sau: Năm 2012 sẽ trích là 30 tỷ đồng (7.687 x 0,4% = 30). Năm 2013 là 33 tỷ đồng (8.487 x 0,4% = 33). Tương tự tính đến năm 2020.

3.1.1.5 Lợi nhuận trước thuế:

Qua hai chỉ tiêu NIM và dự phòng rủi ro ta tính được chỉ tiêu lợi nhuận: Năm 2012 là 92 tỷ đồng (122 – 30 = 92). Năm 2013 là 102 tỷ đồng. Tương tự tính đến năm 2020. Trong năm 2011 lợi nhuận đạt 54 tỷ đồng – nguyên nhân do chi nhánh phải trích thêm dự phòng ngoại bảng năm 2010.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Lợi nhuận 54 92 102 111 121 131 140 150 159 169 Dư nợ 8.031 7.687 8.487 9.287 10.087 10.887 11.687 12.487 13.287 14.087 Huy động 6.887 7.687 8.487 9.287 10.087 10.887 11.687 12.487 13.287 14.087 NIM 128 122 135 148 161 174 186 199 212 225 DPRR 32 30 33 37 40 43 46 49 53 56

(Nguồn: Tổng hợp từ những dự báo trên)

3.1.2 Về mạng lưới hoạt động:

Giai đoạn 2012 – 2015: chi nhánh sẽ tách phịng giao dịch Tân Bình để nâng cấp lên cấp 1. Ngồi ra, cịn thành lập thêm 1 phòng giao dịch ở quận 12; Giai đoạn này

Chi nhánh sẽ nâng cấp phòng Gò Vấp lên cấp 1. Chính vì vậy, hiện nay chi nhánh cần chuẩn bị lực lượng nhân sự để thay thế.

3.1.3 Về môi trường kinh doanh:

Hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn thanh khoản, mặt bằng lãi suất cao, trong khi đó huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Q trình cơ cấu lại ngành ngân hàng: xác lập lại những ngân hàng có năng lực cạnh tranh, có tiềm lực thực sự. Trong khi đó, các khách hàng là doanh nghiệp cũng như cá nhân đang gặp khó khăn về thanh khoản, đầu ra gặp nhiều gặp nhiều cạnh tranh và chi phí lên cao.

3.2. Tầm nhìn kinh doanh của BIDV BSG đến năm 2020:

BIDV BSG sẽ trở thành tập đồn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và quốc tế.

3.3. Sứ mạng kinh doanh của BIDV BSG đến năm 2020:

- Thực hiện nhiệm vụ là một trong những chi nhánh hỗn hợp mạnh (vừa bán buôn vừa bán lẻ) trên địa bàn TP.HCM – vùng kinh tế động lực phía nam.

3.4. Mục tiêu kinh doanh của BIDV BSG đến năm 2020:

Ngày 29/12/2011 BIDV đã thực hiện IPO nên giai đoạn 2012 – 2020 là giai đoạn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chuyển sang mơ hình tập đồn tài

chính ngân hàng mạnh trong khu vực, có chiến lược phát triển hàng đầu về hoạt

động dịch vụ tài chính ngân hàng. Đưa các hoạt động này trở thành động lực cơ bản của tập đồn, trong đó BIDV BSG phải hoạt động với mục tiêu cung cấp các dịch vụ ngân hàng trọn gói với cơng nghệ và quy trình hiện đại; có chính sách khách hàng linh hoạt, mềm dẻo; hệ thống phân phối rộng khắp địa bàn quận 3, quận Tân Bình, Tân Phú, Gị Vấp, Củ Chi, Phú Nhuận; các sản phẩm dịch vụ đa dạng, hiện đại và có chất lượng cao. Chi nhánh phấn đấu đứng trong nhóm 3 đơn vị dẫn đầu tồn hệ thống BIDV.

3.5 Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh để thực hiện mục tiêu:

Để thực hiện được các mục tiêu đã đưa ra, luận văn sử dụng ma trận SWOT để phân tích các chiến lược BIDV BSG cần lựa chọn.

Bảng 3.2: Ma trận kết hợp SWOT và các chiến lược lựa chọn

SWOT

CƠ HỘI (O)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạch định chiến lược cho ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bắc sài gòn đến năm 2020 (Trang 61 - 64)